Mẫu bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025

Tải về

Mẫu bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025 là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc tự kiểm tra Đảng viên chấp hành điều lệ Đảng năm 2025. Mẫu bản báo cáo nêu rõ thông tin người báo cáo, nội dung báo cáo... Hoatieu.vn mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu bản báo cáo tại đây.

Để đảm bảo chất lượng Đảng viên trong Đảng luôn là lực lượng mẫn cán, gương mẫu đi đầu, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởng vững vàng, hằng năm hoặc đột xuất khi có sự việc phát sinh, các đảng bộ, chi bộ đều yêu cầu Đảng viên phải thực hiện tự kiểm điểm về tư tưởng, lối sống, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khi được yêu cầu tự kiểm điểm, Đảng viên phải lập báo cáo tự kiểm điểm Đảng viên đây là mẫu văn bản hành chính được Đảng viên sử dụng để tự nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ được giao, việc rèn luyện tư tưởng chính trị, chấp hành quy định của pháp luật, điều lệ Đảng trong quá trình học tập, làm việc, sinh sống tại địa phương.

Thông qua báo cáo tự kiểm điểm Đảng viên sẽ giúp cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cấp ủy nắm bắt được tình hình của Đảng viên, bản thân Đảng viên cũng tự nhìn nhận lại mình để từ đó có những ý kiến kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

1. Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025

Với 02 mẫu báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025 đơn giản dưới đây, các bạn có thể tải về file Word, PDF theo đường liên kết trong bài viết hoặc trực tiếp sử dụng, chỉnh sửa các thông tin vào mẫu ngay trên trang của Hoatieu.vn.

1.1. Bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành - Mẫu số 1

Mẫu bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2021

ĐẢNG BỘ ............................

CHI BỘ ..............................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------------------

..............., ngày .... tháng .... năm ......

BẢN TỰ KIỂM TRA
Đảng viên chấp hành theo Điều 30 của Điều lệ Đảng

Kính gửi: Chi bộ .........................................................................................................

Họ và tên Đảng viên được kiểm tra: ..........................................................................

Ngày tháng năm sinh: ................................................................................................

Quê quán: ..................................................................................................................

Nơi cư trú hiện nay: ...................................................................................................

Ngày vào đảng: ...../...../........... Chính thức ngày: ...../...../...........

Hiện đang sinh hoạt đảng tại Chi bộ........................... thuộc Đảng bộ........................

Đơn vị công tác: .........................................................................................................

Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể): ....................................................................

Thực hiện Kế hoạch số .......-KH/CB, ngày .... tháng .... năm ........ của Chi ủy Chi bộ ............ (hay Chi bộ .............) về kiểm tra Đảng viên chấp hành theo điều 30, Điều lệ Đảng CSVN (khóa ......) năm 20..., tôi xin tự kiểm điểm như sau:

1/- Về nội dung, thời gian kiểm tra

* Về nội dung:

- Thực hiện 4 nhiệm vụ của người Đảng viên, theo Điều 2, Chương I, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Việc thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW ngày 01/11/2011 của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm.

- Kiểm tra việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm đối với những Đảng viên đã được kiểm tra Đảng viên chấp hành trước đó.

* Vể thời gian: Theo kế hoạch kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 20...... của Chi bộ, thời gian kiểm tra là từ ngày 1/1/20... đến ngày ..../..../20.....

2/- Phần tự kiểm tra

a/- Những ưu điểm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

b/- Những khuyết điểm, nhược điểm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

c/- Nguyên nhân của những khuyết điểm, nhược điểm:

* Nguyên nhân khách quan:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

* Nguyên nhân chủ quan:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3/- Biện pháp khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm

Cần nêu cụ thể các biện pháp khắc phục sửa chữa, thời gian khắc phục sửa chữa những khuyết điểm, nhược điểm.

4/- Những ý kiến, đề nghị, đề xuất:

Nêu những ý kiến, đề nghị, đề xuất của bản thân Đảng viên đối với chi bộ, đảng bộ, đơn vị và BGH Nhà trường; Với cấp trên có liên quan đến nội dung được kiểm tra (nếu có)

Hay ghi không có (nếu không có ý kiến, đề nghị, đề xuất).

5/- Tự nhận xét: Chấp hành tốt (hay chưa tốt) nội dung được kiểm tra.

Trên đây là những nội dung tự bản thân kiểm tra và nhận thấy trong thời gian qua. Tuy nhiên cũng còn những khuyết điểm chưa thấy được, kính đề nghị Chi ủy và các đồng chí Đảng viên trong chi bộ đóng góp thêm để bản thân sửa chữa, khắc phục và rèn luyện ngày càng hoàn thiện.

Chân thành cám ơn!

Người viết tự kiểm điểm

(Ký và ghi rõ họ tên)

1.2. Bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành - Mẫu số 2

ĐẢNG ỦY ............................

CHI BỘ .....................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BẢN BÁO CÁO

TỰ KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG

NĂM ..........

Kính gửi: ...............................................

Tên tôi là: ............................................................................................................................

Sinh ngày: ...........................................................................................................................

Vào Đảng ngày: ..................................................................................................................

Chính thức ngày: ................................................................................................................

Chức vụ: .............................................................................................................................

Chức vụ trong Đảng: ..........................................................................................................

Là Đảng viên thuộc chi bộ trường ......................................................................................

Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra Đảng viên chấp hành nhiệm vụ năm ...........................

Căn cứ theo nội dung kiểm tra của chi bộ.

Bản thân tôi tự đánh giá như sau:

1. Việc thực hiện nhiệm vụ thứ 3 Điều 2 Chương I Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam: “Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.

* Ưu điểm:

Tôi luôn có mối quan hệ gần gũi, hòa nhã với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân của nhân dân. Lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của phụ huynh học sinh và người dân một cách từ tốn, hòa nhã, không gây mất lòng dân.

Trong cuộc sống và trong công tác, tôi luôn có tinh thần và thái độ tích cực tham gia công tác quần chúng và công tác xã hội trong nhà trường và địa phương trong khả năng và giới hạn phạm vi công tác.

Bản thân tôi luôn có ý thức nâng cao vai trò trách nhiệm của người Đảng viên trong việc tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Về việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao:

Bản thân tôi luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc được chi bộ và nhà trường giao phó. Cụ thể :

Trong công tác Đảng, tôi được giao nhiệm vụ là thư ký. Tôi đã hoàn thành công việc được giao trong mọi buổi sinh hoạt chi bộ và trong Đại hội chi bộ.

Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Chi bộ.

Tham gia sinh hoạt nơi cư trú và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

Trong công tác chuyên môn của Nhà trường tôi đảm nhiệm chức danh tổ khối trưởng, trưởng Ban Thanh tra nhân dân và phụ trách lớp ...... Tôi đã hoàn thành tất cả các loại hồ sơ sổ sách, giáo án đúng thời hạn; thanh - kiểm tra đúng định kỳ, thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tập thể.

Kết quả: Tôi đã đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm học ........... và được nhận giấy khen của UBND huyện.

* Hạn chế (khuyết điểm):

Còn chưa thực sự mạnh dạn và thẳng thắn trong công tác tự phê bình và phê bình.

.........., ngày... tháng... năm...

Người viết

(Ký và ghi rõ họ tên)

2. Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành

Với tầm quan trọng của việc "tự phê bình" và "phê bình", đòi hỏi Đảng viên khi lập bản tự kiểm điểm phải trung thực, thẳng thắn, không giấu diếm, ngại va chạm, né tránh. Trong bản báo cáo phải nhận định thẳng thắn những điểm hạn chế của bản thân và đề ra phương hướng giải quyết. Có như vậy, bản báo cáo do Đảng viên tự lập mới mang ý nghĩa thực tiễn, thiết thực, không hình thức.

Nội dung, các bước cơ bản trình bày báo cáo tự kiểm điểm Đảng viên chấp hành như sau:

  • Có đầy đủ tên đơn vị/đảng bộ/chi bộ Đảng viên công tác, Đảng cộng sản Việt Nam, thời gian viết báo cáo.
  • Thông tin cá nhân của người tự lập bản tự kiểm tra: họ tên, ngày sinh, chức vụ, đơn vị công tác, nơi cư trú.
  • Nội dung bản kiểm điểm: tư tưởng, lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, việc hoàn thành nhiệm vụ được giao, ý thức chấp hành nội quy, quy định tại đơn vị và địa phương.
  • Tự đánh giá mặt hạn chế của bản thân.
  • Đề ra giải pháp, phương hướng khắc phục hạn chế.
  • Nếu kiến nghị, đề xuất với đơn vị, người đứng đầu cấp ủy, chi bộ, đảng bộ về việc tạo điều kiện giúp Đảng viên rèn luyện vững vàng hơn.

3. Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025 trong trường học

Dưới đây là 02 mẫu bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025 trong trường học mới nhất được Hoa Tiêu tổng hợp cho các bạn cùng tham khảo và sử dụng. Các bạn hãy chắt lọc các thông tin cần thiết cũng như điều chỉnh các nội dung đó để phù hợp với bài bản tự kiểm tra của bản thân mình nhé.

3.1. Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành trong trường học - Mẫu số 1

ĐẢNG BỘ XÃ ...........................

CHI BỘ TRƯỜNG ..............................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
***

 

............, ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM TRA
Đảng viên chấp hành theo Điều 30 của Điều lệ Đảng

Kính gửi: Chi bộ Trường Tiểu học............................

Họ và tên:................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:..............................................................................................

Ngày vào đảng:................................. Chính thức ngày:..........................................

Hiện đang sinh hoạt đảng tại Chi bộ thuộc Đảng bộ:..............................................

Đơn vị công tác:......................................................................................................

Chức vụ (đảng, chính quyền, đoàn thể):.................................................................

Thực hiện Kế hoạch số ...... -KH/CB, ngày .... tháng .... năm 20...... của Chi ủy Chi bộ ............ (hay Chi bộ .............) về kiểm tra Đảng viên chấp hành theo điều 30, Điều lệ Đảng CSVN (khóa XII), tôi xin tự kiểm điểm như sau:

1/ Về nội dung:

- Kiểm tra việc Thực hiện 4 nhiệm vụ của người Đảng viên theo Điều 2 Chương I, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam:

1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển Đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

- Luôn có ý thức nói và làm đúng theo quan điểm, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước.

- Chấp hành tốt chế độ học tập về lý luận chính trị cũng như các nghị quyết của trung ương Đảng. Tự giác ra sức học tập để không ngừng nâng cao kiến thức về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi làm trái và gây hại đến quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước.

2/ Phần tự kiểm tra

  • Những ưu điểm:

- Tham gia tốt các phong trào của ngành đề ra

- Thực hiện tốt nguyên tắt tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

  • Những khuyết điểm, nhược điểm:

- Bản thân chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến trong việc phê bình và tự phê bình của cá nhân và đồng nghiệp cũng như trong các cuộc họp chi bộ đôi khi còn e dè.

- Đôi lúc chưa phối hợp tốt với các ban, ngành, đoàn thể trong nhà trường, công việc còn chồng chéo làm ảnh hưởng không ít đến kết quả chung.

- Trong công tác giảng dạy cũng như trong quan hệ với đồng nghiệp còn chưa khéo léo và tế nhị trong cách giải quyết tình huống.

  • Nguyên nhân của những khuyết điểm:

- Nguyên nhân khách quan: Còn cả nể nên không dám nói thẳng vấn đề về đồng nghiệp.

- Nguyên nhân chủ quan: Đôi lúc chưa chú ý đến lời nói nên gây cho đối phương hiểu lệch vấn đề.

3/ Biện pháp khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm

- Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm về góp ý cho đồng nghiệp mạnh dạn về đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong công việc giái quyết linh hoạt hơn nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh phê bình và tự phê bình để góp phần xây dựng đảng và chính quyền vững mạnh.

- Tự giác học tập nhằm nâng cao trình độ công tác qua các thông tin phương tiện đại chúng.

- Tự rèn luyện bản thân vô tư khách quan, mạnh dạn dám nói thẳng, nói thật.

- Sâu sát hơn đối với lĩnh vực và nhiệm vụ được giao.

- Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức

-Trong công tác giảng dạy cũng như trong đồng nghiệp cần khéo léo tệ nhị hơn trong giải quyết các tình huống.

4/ Những ý kiến, đề nghị, đề xuất: - Không có

5/ Tự nhận xét: Chấp hành tốt nội dung được kiểm tra.

Trên đây là bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng của bản thân. Kính mong tập thể Chi bộ tham gia góp ý để bản thân tiếp thu và khắc phục trong thời gian tới

Chân thành cám ơn!

Ý kiến nhận xét của Chi bộ:

....................................................................

....................................................................

....................................................................

T/M CHI BỘ

(Xác lập thời điểm, ký và ghi rõ họ, tên)

Người tự kiểm tra

(Ký, ghi rõ họ tên)

3.2. Bản tự kiểm tra Đảng viên chấp hành trong trường học - Mẫu số 2

ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ...................

CHI BỘ ............................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
***

.............., ngày... tháng... năm......

BẢN TỰ KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN

Thời gian: từ tháng ......... đến tháng .........

(Chú ý: Thời gian kiểm điểm bắt đầu sau Kiểm điểm Đảng viên cuối năm)

Họ và tên: ........................................................ Năm sinh: ................................

Ngày vào đảng: ........./........./.............. Ngày chính thức: ........./........./..............

Chi bộ đang sinh hoạt:................................................................................................

Nhiệm vụ được giao:

+ Đảng: ......................................................................................................................

+ Chính quyền: ..........................................................................................................

+ Đoàn thể: ................................................................................................................

Căn cứ nhiệm vụ được giao tôi xin tự kiểm điểm như sau:

Phần 1: Kết quả đạt được:

I. Về tư tưởng chính trị:

(Trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện qua lời nói và việc làm; Việc chấp hành, viết, nói và làm theo nghị quyết, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Việc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt. Tuyền truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước. Tinh thần học tập để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác...)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

II. Về phẩm chất, đạo đức, lối sống

(Kết quả thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp; Việc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vun vén lợi ích cho bản thân và gia đình; Giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng và phát huy tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, việc chấp hành Quy định của BCHTW về những điều Đảng viên không được làm; Trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, quan hệ gắn bó, mật thiết với quần chúng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của quần chúng, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ; Tinh thần tự phê bình và phê bình, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, đấu tranh với những biểu hiệu chia rẽ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ...)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

(Năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; Ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong học tập, công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú; Tham gia xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở cơ quan, đơn vị; Ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ nhân dân, giải quyết các đề xuất, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo chính đáng của Đảng viên và quần chúng, đấu tranh với những biểu hiện vô cảm, quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân...)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

IV. Về ý thức tổ chức kỷ luật:

(Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành sự phân công, điều động, luân chuyển của tổ chức. Chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quyết định của tổ chức đảng; Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; Thái độ cầu thị trong việc nhận và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm...)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Phần 2: Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

I. Hạn chế, khuyết điểm (theo 4 nội dung nêu trên)

- Chưa dành thời gian thích hợp để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước.

- Trách nhiệm cá nhân trong việc phối kết hợp với các đoàn thể khác trong trường có lúc chưa đạt hiệu quả cao nhất.

- Chưa mạnh dạn đề xuất, tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong công tác chuyên môn.

- Chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ vì còn e dè, còn nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình.

II. Nguyên nhân:

Phần 3: Phương hướng khắc phục hạn chế, khuyết điểm

- Tuyệt đối chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng và cơ quan.

- Phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp, mạnh dạn đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong giải quyết công việc phải linh hoạt nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết trong đấu tranh tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

- Tự giác học tập, nghiên cứu cập nhật kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác.

- Tự ý thức rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, mạnh dạn nói thẳng, nói thật, chân thành.

- Sâu sát hơn nữa đối với từng lĩnh vực, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, luôn bám sát nắm tình hình hoạt động của Đoàn, chi đoàn để tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các công việc kịp thời.

- Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống. Không ngừng tu dưỡng đạo đức, tự học để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

Phần 4: Tự nhận mức xếp loại chất lượng

I. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức

  • Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ
  • Hoàn thành nhiệm vụ
  • Không hoàn thành nhiệm vụ

II. Xếp loại Đảng viên

  • Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ
  • Hoàn thành nhiệm vụ
  • Không hoàn thành nhiệm vụ

Ý kiến nhận xét của chi bộ
T/M CHI BỘ

.....................

Đánh giá của Đảng ủy cơ sở
T/M ĐẢNG ỦY

.....................

Người tự kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ tên)

4. Mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị 2025 dành cho giáo viên

Bản tự kiểm điểm giúp đảng viên dự bị tự đánh giá, nhìn nhận lại quá trình hoạt động, rèn luyện của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là cơ hội để đảng viên dự bị nhận thức rõ hơn về bản thân, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm, thành tích đã đạt được và những tồn tại cần khắc phục.

Qua bản tự kiểm điểm, đảng viên dự bị có thể xác định mục tiêu phấn đấu cụ thể để hoàn thiện bản thân hơn trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra những ý kiến, kiến nghị để góp phần xây dựng tổ chức Đảng ngày một vững mạnh.

ĐẢNG BỘ .....................

CHI BỘ ..........................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

***

 .............., ngày... tháng... năm......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ

Kính gửi:- Đảng ủy........................................
- Chi ủy...........................................

Tôi tên là: ............................................................................................................................

Sinh ngày: ...........................................................................................................................

Quê quán: ...........................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ...................................................................................................................

Được kết nạp vào Đảng ngày ... tháng ... năm ...... tại Chi bộ ...........................................

Hiện đang công tác tại Chi bộ: ...........................................................................................

Căn cứ tiêu chuẩn Đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

1. Ưu điểm:

Trong thời gian công tác tại ..................... tôi luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

  • Về tư tưởng chính trị:

- Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường
lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có tinh thần học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức về trình độ
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.

+ Về phẩm chất đạo đức, lối sống.

- Mẫu mực trong lao động sư phạm, say mê gắn bó với nghề nghiệp.

- Luôn có ý thức trau dồi về phẩm chất đạo đức chính trị, gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghiêm túc thực hiện nội quy, quy định của nhà trường.

- Tích cực tham gia xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh, giúp đỡ tương trợ đồng nghiệp.

- Luôn trung thực trong công tác và giao tiếp lịch sự với đồng nghiệp, bạn bè và mọi người xung quanh.

- Sống hòa nhã với mọi người, bà con xóm làng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn.

- Có ý thức tốt xây dựng tập thể, có lối sống lành mạnh.

+ Về thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Thực hiện tốt các công việc do Chi bộ, Ban giám hiệu phân công, luôn chấp hành đúng quy định của Điều lệ Đảng, nhất là những quy định Đảng viên không
được làm.

- Bản thân luôn hoàn thành tốt các quy chế chuyên môn, chỉ tiêu chuyên môn của tổ, của trường và của ngành.

- Trong giảng dạy thường sử dụng đồ dùng học tập sẵn có và tự làm, luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng nhất. Trong năm học bản thân luôn nỗ lực áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cũng như trong công việc.

2. Khuyết điểm:

- Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình, chưa mạnh dạn đấu tranh.

- Chưa có kế hoạch phối hợp với nhà trường để xây dựng phương pháp giáo dục hiệu quả...

3. Phương hướng khắc phục khuyết điểm

- Bản thân sẽ luôn phấn đấu, đấu tranh không ngại nói lên ý kiến trước mọi người để xây dựng cho bản thân một cơ sở tiếp xúc đa dạng và tiếp thu có hiệu quả trong các cuộc họp.

- Qua một năm công tác và là Đảng viên dự bị, tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện để trở thành Đảng viên chính thức. Đề nghị Chi bộ xem xét, báo cáo cấp Ủy cấp trên quyết định công nhận tôi là Đảng viên chính thức.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người Đảng viên tốt của Đảng./.

Nhận xét của Chi bộ
TM. Chi bộ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người viết tự kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Mẫu báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của Tổ giám sát

Mời các bạn cùng tham khảo mẫu báo cáo kiểm tra, giám sát Đảng viên của Tổ giám sát được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

ĐẢNG ỦY .....................

ỦY BAN KIỂM TRA
*

TỔ GIÁM SÁT.... (ghi theo số Quyết định)
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

............., ngày ... tháng ... năm ......

BÁO CÁO

Kết quả giám sát ..............

(tên tổ chức đảng; họ và tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên được giám sát)
---

Thực hiện Quyết định số..., ngày... của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy..., Tổ giám sát đã tiến hành giám sát... (tên tổ chức đảng; họ và tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên được giám sát) về việc... (ghi nội dung giám sát).

Tổ giám sát báo cáo kết quả giám sát như sau:

I- Đặc điểm tình hình

Nêu khái quát đặc điểm tình hình của tổ chức đảng đó có liên quan trực tiếp đến nội dung giám sát (nếu giám sát đảng viên thì không có mục này).

II- Kết quả giám sát

Trình bày kết quả từng nội dung đã được giám sát, trong đó nêu rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân.

III- Nhận xét và đề nghị

- Ý kiến của các tổ chức đảng có liên quan về nội dung giám sát.

- Tổ giám sát đưa ra nhận xét chung và kiến nghị với Ủy ban Kiểm tra Đảng uỷ để đề nghị (hoặc yêu cầu) tổ chức đảng hoặc đảng viên được giám sát và các tổ chức đảng liên quan có biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm./.

Nơi nhận:
- Cấp đã ra quyết định kiểm tra;
- Lưu HS.

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

6. Mẫu chương trình công tác kiểm tra, giám sát Đảng viên 2025

Chương trình công tác kiểm tra, giám sát Đảng viên là một kế hoạch chi tiết, cụ thể, được xây dựng và triển khai nhằm đảm bảo các đảng viên thực hiện đúng các quy định của Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và luôn giữ vững phẩm chất đạo đức của người cộng sản.

ĐẢNG BỘ KHỐI DN TỈNH .............

ĐẢNG ỦY ....................

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: .................

.............., ngày .... tháng .... năm .......

CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

Kiểm tra, giám sát của Đảng ủy ..................... năm .......

Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;

Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Đảng, cấp ủy, UBKT cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng;

Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm ....của Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh;

Thực hiện Quy chế làm việc của Đảng ủy, nhiệm kỳ .............

Đảng ủy .................. xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm 20... với các nội dung như sau:

I- Nội dung và chương trình kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: ..................................................

- Đối tượng kiểm tra: .................................................

- Lực lượng kiểm tra: ................................................

- Mốc thời gian kiểm tra: ..........................................

- Thời gian tiến hành kiểm tra: .................................

- Phương pháp tiến hành: .........................................

II- Nội dung và chương trình giám sát:

1- Giám sát thường xuyên:

- Nội dung giám sát: .................................................................

- Đối tượng giám sát:.................................................................

- Lực lượng giám sát:.................................................................

- Phương pháp tiến hành:.................................................................

2- Giám sát chuyên đề: (Nội dung xây dựng tương tự như phần kiểm tra)

III- Tổ chức thực hiện

1/ Đảng uỷ, các chi bộ, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và người lao động về kiểm tra, giám sát của Đảng; tạo sự đoàn kết thống nhất, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng.

2/ Các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình do Đảng uỷ quyết định và thông báo kết quả cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra, giám sát biết, thực hiện. Các cuộc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng kết hợp kiểm tra, giám sát Đảng viên, trước hết là vai trò đồng chí Bí thư cấp uỷ thực hiện nhiệm vụ được giao.

3/ Đồng chí được phân công làm Tổ trưởng có trách nhiệm xây dựng đề cương, phân công nhiệm vụ các thành viên, xây dựng kế hoạch làm việc và thực hiện quy trình kiểm tra giám sát; báo cáo kết quả về Đảng ủy xem xét, quyết định.

4. Các chi bộ căn cứ các nội dung trên, phối hợp UBKT Đảng uỷ thực hiện tốt Chương trình này.

5. Chương trình này có thể được Đảng ủy bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tế và chỉ đạo của cấp ủy cấp trên./.

Nơi nhận:
- BTV Đảng ủy Khối (b/c)
- UBKT Đảng uỷ Khối (b/c);
- Các đ/c Đảng ủy viên (t/h);
- UBKT Đảng ủy (t/h);
- Các chi bộ (t/h);
- Lưu ĐU.

TM. ĐẢNG ỦY

BÍ THƯ

(Ký, ghi rõ họ tên)

7. Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn Đảng viên

Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn Đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ Đảng viên gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

UBKT đảng uỷ cở sở có nhiệm vụ kiểm tra các Đảng viên trong đảng bộ khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, Đảng viên là cán bộ do đảng uỷ quản lý.

Trường hợp Đảng viên có dấu hiệu vi phạm là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý thì UBKT đảng uỷ cơ sở đề nghị UBKT cấp trên tiến hành, có sự phối hợp với đảng uỷ và UBKT đảng uỷ cơ sở.

Trường hợp Đảng viên được kiểm tra là ủy viên thường vụ đảng uỷ cơ sở thì do UBKT đảng uỷ cơ sở chủ trì kiểm tra, có sự chỉ đạo, giúp đỡ của UBKT cấp trên.

Bước 2: Tiến hành

1. Sau khi khảo sát nắm tình hình, UBKT đảng uỷ cơ sở ra quyết định kiểm tra Đảng viên có dấu hiệu vi phạm và thành lập tổ kiểm tra, có danh sách các thành viên của tổ kiểm tra kèm theo. Tổ kiểm tra có trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng kế hoạch kiểm tra.

2. Tổ kiểm tra gặp và trao đổi thống nhất với cấp uỷ, chi bộ (quản lý Đảng viên) về kế hoạch và cách tiến hành kiểm tra. Hướng dẫn Đảng viên được kiểm tra chuẩn bị báo cáo giải trình nội dung kiểm tra bằng văn bản. Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm tra.

3- Đảng viên (đối tượng kiểm tra) báo cáo giải trình trước chi bộ về nội dung kiểm tra.

Trường hợp đối tượng kiểm tra là đảng uỷ viên của đảng uỷ bộ phận hoặc là cán bộ thuộc diện đảng uỷ quản lý, sau khi trình bày ở chi bộ có phải trình bày ở đảng uỷ bộ phận (nếu có) nữa hay không, do UBKT đảng uỷ cơ sở quyết định. Tại hội nghị chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận (nếu có), tổ kiểm tra bổ sung, gợi ý những vấn đề để chi bộ, đảng uỷ xem xét. Hội nghị chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận (nếu có) có trách nhiệm góp ý làm rõ đúng, sai.

Trường hợp kết luận có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì chi bộ hoặc đảng uỷ bộ phận biểu quyết đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền thi hành kỷ luật.

Nếu thấy kết luận của tổ chức đảng là đủ và đúng thì tổ kiểm tra chấp thuận; nếu thấy có nội dung chưa rõ thì tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh.

4. Tổ kiểm tra trao đổi với đối tượng kiểm tra và tổ chức đảng quản lý đối tượng đó dự kiến kết luận của Tổ kiểm tra. Trường hợp Đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đại diện đảng uỷ cơ sở gặp để nghe Đảng viên trình bày ý kiến trước khi báo cáo đảng uỷ xem xét, quyết định.

Bước 3: Kết thúc

1. Tổ kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với UBKT đảng uỷ cơ sở để xem xét, kết luận. Trường hợp đảng uỷ là chủ thể kiểm tra thì UBKT giúp đảng uỷ kết luận. UBKT báo cáo đảng uỷ cơ sở xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định thi hành kỷ luật đối với Đảng viên (nếu có); thông báo kết luận kiểm tra và công bố quyết định thi hành kỷ luật; báo cáo kết quả kiểm tra với UBKT cấp trên. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thông báo kết luận kiểm tra và quyết định kỷ luật.

2. Lập và lưu trữ hồ sơ. Hồ sơ kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm gồm có:

+ Quyết định và kế hoạch kiểm tra.

+ Biên bản các hội nghị liên quan nội dung kiểm tra.

+ Bản giải trình hoặc kiểm điểm của Đảng viên được kiểm tra.

+ Các tài liệu thẩm tra, xác minh.

+ Báo cáo kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra.

+ Thông báo kết luận của UBKT đảng uỷ kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

+ Hồ sơ kỷ luật Đảng viên (nếu có).

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Thủ tục hành chính trong chuyên mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 56.479
Mẫu bản báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm