Tái chế chất thải là gì?
Tái chế chất thải là gì? Hiện nay vấn đề môi trường là vấn đề mà mọi đất nước đang đau đầu vì hệ quả của ô nhiễm môi trường mà con người đang nhận thấy. Những tác hại khi xâm hại đến môi trường là trái đất nóng lên, mực nước dâng, sinh vật biến mất và con người đang cực khổ vì ô nhiễm môi trường hiện nay. Tái chế chất thải là một biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Vậy tái chế chất thải là gì?
Lợi ích của tái chế chất thải
1. Tái chế chất thải là gì? Tái chế chất thải được hiểu như thế nào?
Tái chế chất thải là hoạt động sử dụng vật chất mà con người không còn sử dụng, qua quá trình cải tiến chế tạo lại chất thải thành nguồn nguyên liệu để sản xuất kinh doanh sản phẩm khác và được bán ra thị trường. Những cách tái chế cần những thiết bị, công nghệ tiên tiến để lựa chọn ra những thành phần tốt nhất trong những sản phẩm cần tái chế. Vì thế cần có quy trình được kiểm định chặt chẽ về hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra để đảm bảo sản phẩm không có nguy hại đến sức khoẻ con người.
Ví dụ như thuỷ tinh của chai đựng nước có thể được tái chế thành những chiếc cốc sinh xắn, hoặc sử dụng để trang trí hoặc chế tạo lại thành những vậy dụng có hình thù mới để phục vụ nhu cầu con người.
2. Lợi ích của tái chế chất thải
Tái chế chất thải là một điều mà mọi đất nước đang suy nghĩ bởi chất thải ra môi trường sẽ ô nhiễm mà chúng còn có những tác dụng to lớn với con người. Những lợi ích của tái chế chất thải là:
- Đầu tiên là bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người;
- Là nguồn nguyên liệu rẻ cho một số ngành công nghiệp, nông nghiệp;
Vì vậy những phương hướng tái chế rác thải tốt nhất vẫn đang được nghiên cứu để con người có thể bước qua thời kỳ trái đất bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải do con người gây ra.
3. Phân loại rác thải
Các loại chất thải được phân loại thành các nhóm cụ thể để có cách giải quyết tốt nhất là:
- Rác thải vô cơ: Là những rác thải không thể sử dụng được nữa, không thể sử lý được. Những rác thải này là các loại vật liệu xây dựng không còn sử dụng được nữa, đồ da,... Ví dụ như những phần gạch, đá còn thừa không sử đụng được nữa sẽ được chôn lấp dưới đất.
- Rác thải hữu cơ: là những rác thải dễ phân huỷ, những rác được thải ra từ những thành phần của thực vật, động vật và những thực phẩm dư thừa không sử dụng được nữa. Ví dụ như những gốc lúa, rơm rạ để lại trên đồng thành phân bón cho đất, hoặc tập trung những phần thừa thực vật để làm phân bón hữu cơ,...
- Rác thải tái chế: Là những rác thải khó phân huỷ nhưng có thể tái chế thành vật khác. Như những chai, lọ nhựa, vỏ lon bia, các loại rác thải giấy, thuỷ tinh. Ví dụ như những vỏ lon bia, lon nước ngọt có thể chế tạo thành những nồi gang hoặc những giấy thải ra sẽ được tái chế thành giấy mới cho con người sử dụng,...
Như vậy những rác thải này cần được phân loại để tái chế để phục vụ nhu cầu của con người, để con người tiết kiệm được một phần chi phí trong cuộc sống, và để bảo vệ môi trường, sức khoẻ của con người.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Tái chế chất thải là gì? Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
Thế nào là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền?
Thế nào là bảo vệ môi trường?
So sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?
Các loại thuế được tính khi cá nhân có nhu cầu mua các mặt hàng điện tử, xe ô tô, xe máy?
Ô nhiễm môi trường nước là gì? Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27