Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?

Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên? Thanh niên là một lực lượng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Lực lượng thanh niên đã và đang là lực lượng chủ chốt trong những hoạt động chính trị, xã hội của nhà nước hiện nay. Vậy độ tuổi thanh niên theo quy định của luật thanh niên là bao nhiêu?

1. Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?

Căn cứ vào điều 1 Luật thanh niên Việt Nam quy định như sau:

Điều 1. Thanh niên

Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Như vậy thanh niên Việt Nam theo luật thanh niên được quy định độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi.

Đây là độ tuổi có sự nhiệt huyết, có sức trẻ nhất trong cuộc đời một con người, ở độ tuổi này có nhiều hoài bão, mơ ước và công hiến cho xã hội, đất nước.

Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?
Độ tuổi của thanh niên Việt Nam theo Luật thanh niên?

2. Vai trò của thanh niên

Cũng theo quy định của Luật thanh niên thì lực lượng thanh niên có vai trò như sau:

1. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Như vậy có thể thấy lực lượng thanh niên đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, lực lượng này là lực lượng đi đầu trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, đổi mới đất nước.

Bởi lực lượng này có sự nhanh nhạy, nhiệt huyết trong công tác tiếp thu những kiến thức mới, những kiến thức của nhân loại để ứng dụng vào quá trình sản xuất, phát triển đời sống con người.

3. Trách nhiệm của thanh niên

Thanh niên có trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhà nước, xã hội, với gia đình và với bản thân như sau:

- Đối với Tổ Quốc:

  • Thanh niên cần phát huy những truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
  • Thanh niên sẵn sàng bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh đất nước, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Trách nhiệm đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây hại đến lợi ích quốc gia và dân tộc.

- Đối với nhà nước, xã hội

  • Thanh niên cần gương mẫu, chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
  • Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng pháp luật, quản lý nhà nước.
  • Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện hiến pháp và pháp luật.
  • Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, tham gia bảo vệ môi trường, hoạt động công ích xã hội.
  • Tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Trách nhiệm với gia đình

  • Chăm lo cho hạnh phúc gia đình, gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • Kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, chăm sóc giáo dục con em, tôn trọng những thành viên khác.
  • Tham gia phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân, gia đình

- Trách nhiệm với bản thân

  • Chủ động rèn luyện đạo đức, lối sống, cách ứng xử, có trách nhiệm với công dân, ý thức chấp hành pháp luật, phong chống những tiêu cực xã hội.
  • Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức để nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.
  • Tìm hiểu thị trường lao động, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp, có ý thức, kỷ luật lao động.
  • Rèn luyện, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần, trang bị những kiến thức, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục,…
  • Tham gia các hoạt động, phong trào văn hòa, thể dục, thể thao lành mạnh.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Độ tuổi của thanh niên việt nam theo Luật thanh niên? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 65
0 Bình luận
Sắp xếp theo