Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào?

Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào? Khi tham gia giao thông đường bộ, người tham gia giao thông có thể thấy được những công trình báo hiệu đường bộ được xây dựng trên các tuyến đường. Vậy công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Công trình báo hiệu đường bộ là gì?

Trong Luật giao thông đường bộ không quy định cụ thể về công trình báo hiệu đường bộ, nhưng có thể hiểu công trình báo hiệu đường bộ chính là những tín hiệu được lắp đặt trên các tuyến đường giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông theo quy định pháp luật. Công trình báo hiệu đường bộ thường có đặc điểm mang ý nghĩa của pháp luật quy định và điều hướng người tham gia giao thông như đèn đỏ, vạch kẻ đường, biển báo cấm,...

2. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào?

Căn cứ vào điều 45 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Điều 45. Công trình báo hiệu đường bộ

1. Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:

a) Đèn tín hiệu giao thông;

b) Biển báo hiệu;

c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;

d) Vạch kẻ đường;

đ) Cột cây số;

e) Công trình báo hiệu khác.

2. Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.

3. Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.

Như vậy có thể thấy công trình báo hiệu đường bộ bao gồm đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ, vạch kẻ đường, cột cây số, công trình báo hiệu khác.

Công trình báo hiệu đường bộ này được thiết kế với mục đích để người tham gia giao thông biết hướng di chuyển và tuân thủ pháp luật.

Ví dụ về các đối tượng của công trình báo hiệu đường bộ:

  • Đèn tín hiệu giao thông chúng ta thường thấy là đèn ở các khu vực ngã ba, ngã tư, đèn cho người đi bộ sang đường, đèn báo hiệu đi chậm,...
  • Biển báo giao thông như biển cấm đi ngược chiều, biển cấm xe máy, biển cảnh báo địa điểm thường xuyên xảy ra va chạm, cảnh báo đường trơn,....
  • Cọc tiêu, rào chắn chúng ta thường thấy ở khu vực phân cách đường, khu vực ven đường.
  • Vạch kẻ đường thường được vẽ trực tiếp dưới mặt đường với những vạch màu trắc có hình thù khác nhau/
  • Cột cây số thì sẽ thấy trên các đoạn đường dài và liên tục, trên đoạn đường này sẽ có cột đánh mốc cây số trên đoạn đường đó để tính km của đường.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm những đối tượng nào? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 31
0 Bình luận
Sắp xếp theo