Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào? Người lái xe ô tô cũng là người lao động, công việc phải di chuyển và làm việc liên tục trong thời gian di chuyển nên người lái xe ô tô cũng có thời gian làm việc nhất định trong ngày. Vậy quy định thời gian làm việc của người lái xe ô tô là như thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?

Căn cứ vào điều 65 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô

1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy thời gian làm việc của người lái xe không quá 10 giờ một ngày và không được lái xe liên tục 4 tiếng.

Như chúng ta cũng biết lái xe là công việc đặc thù cần sự tập trung cao, vì thế khi làm việc liên tục thời gian dài không nghỉ có thể khiến những cơ quan mệt mỏi, nhất là mắt và dễ gây ra tai nạn. Khi điều khiển ô tô trong thời gian dài thì cần phải bố trí thời gian dừng nghỉ hợp lý để lấy lại sức rồi mới được phép đi tiếp.

Thời gian làm việc trong ngày của lái xe không quá 10 giờ cũng phù hợp với quy định của Luật lao động dành cho người lao động.

Tuy nhiên thực tế thì người lái xe, nhất là lái xe đường dài lại thường cố làm việc và sử dụng những chất làm tỉnh táo giúp làm việc liên tục. Nhưng điều này vô cùng nguy hiểm cho cả người lái xe và người đi đường khi quá mệt mỏi. Không những thế mà người lái xe khi bị kiểm tra còn bị xử phạt nếu phát hiện bất thường.

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?

2. Trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên ô tô

Với người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải có những thái độ nghiêm chỉnh trong quá trình lái xe, phục vụ hành khách theo quy định tại điều 70 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách

1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.

2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.

3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.

4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.

5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.

3. Thời gian nghỉ ngơi giữa hai lần lái xe liên tục

Căn cứ vào khoản 4 điều 11 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định như sau:

4. Đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe kinh doanh vận tải phải thực hiện thời gian làm việc trong ngày và thời gian lái xe liên tục theo quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật giao thông đường bộ. Thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục như sau:

a) Đối với lái xe taxi, xe buýt nội tỉnh tối thiểu là 05 phút;

b) Đối với lái xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt liên tỉnh, xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch, xe ô tô vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe ô tô vận tải hàng hóa tối thiểu là 15 phút.

Như vậy trong khoảng thời gian lái xe, nếu như người lái xe ô tô điều khiển phương tiện liên tục trong vòng 4 tiếng thì đối với taxi nội tỉnh phải nghỉ tối thiểu là 5 phút, với xe ô tô vận tải hành khách liên tỉnh, đường dài cần nghỉ tối thiểu là 15 phút.

Với quy định trên thì cũng có thể thấy luật quy định thời gian nghỉ tối thiểu khi lái xe liên tục. Nhưng thực tế người lái xe nên nghỉ ngơi nhiều hơn để sức khỏe đảm bảo và cần nghỉ ngơi, tỉnh táo mới được phép điều khiển phương tiện di chuyển tiếp.

Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 94
0 Bình luận
Sắp xếp theo