Mặt hạn chế của cạnh tranh?

Mặt hạn chế của cạnh tranh? Cạnh tranh là sự ganh đua của các chủ thể trong kinh doanh nhằm giành được nhiều lợi ích về phía mình. Vậy sự ganh đua như vậy có tạo ra những mặt hạn chế nào không? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Những khía cạnh hạn chế của cạnh tranh

Cạnh tranh là một trong tiến trình thúc đẩy của sự phát triển kinh tế cần có. Vì khi có cạnh tranh thì mỗi chủ thể trong nền kinh tế đều mong muốn tạo ra những lợi ích về mình và thu được nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy cần phát triển công nghệ, chất lượng trong quá trình sản xuất để nâng cao lợi nhuận và cùng từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo ra những lợi ích cho xã hội.

Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn đem lại cho chúng ta không ít những tiêu cực như:

  • Những cá nhân, tổ chức chạy theo lợi nhuận một cách vô ý thức và vi phạm pháp luật.
  • Cá nhân, tổ chức không từ những thủ đoạn vi phạm đạo đức để giành giật khách hàng và lừa khách hàng.
  • Còn có những cá nhân lợi dụng thị hiếu của thị trường để đầu cơ, tích trữ nhằm đẩy giá và thu lời.

Những mặt hạn chế này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến người dân khi phải sử dụng những sản phẩm không chất lượng hoặc phải mua với giá cao. Hơn nữa cũng khiến các doanh nghiệp cùng ngành phải lao đao vì thủ đoạn của đối phương. Những điểm này cần được hạn chế để nền kinh tế luôn được ổn định.

2. Hành vi của chủ thể trong cạnh tranh gây nên sự hạn chế

Vậy những hành vi cụ thể nào của cá nhân, tổ chức trong cạnh tranh trên thị trường gây nên những tiêu cực cho nền kinh tế như trên. Những hành vi của các chủ doanh nghiệp khi cố tình gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác như lấy cắp thông tin mật của công ty đó, dùng thủ đoạn bẩn để cướp khách hàng lớn của doanh nghiệp đó, phá rối cản trở kinh doanh của doanh nghiệp đó,... Những hành vi này được doanh nghiệp sử dụng để phá công ty cùng ngành, để khiến công ty đó không thể làm ăn được, mất khách và dần dần không thể trụ trong lĩnh vực đó.

Các chủ doanh nghiệp còn có những thủ đoạn nhằm lừa đảo khách hàng chỉ vì mục đích thu lợi như sản xuất những hàng kém chất lượng, làm hàng giá hàng nhái, tuyên truyền những lợi ích không đúng về sản phẩm. Hành vi trên gây ra những tác hại như khách hàng sử dụng sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sử dụng phải hàng giá, hàng nhái không rõ nguồn gốc và còn gây ra mất uy tín cho những sản phẩm chính hãng mà doanh nghiệp đó nhái lại.

Không dừng ở đó những chủ đầu tư còn lợi dụng thị trường để ôm hàng, đẩy giá lên cao khiến thị trường mất ổn định còn người dân thì phải mua với giá cao. Như trong những đợt dịch Covid-19 thì sản phẩm về y tế luôn được người dân quan tâm và mua với số lượng lớn để sử dụng phòng tránh mùa dịch. Lợi dụng tình hình đó các chủ đầu tư đã ôm hàng như khẩu trang để khiến cho thị trường khan hiếm không có sản phẩm để bán khiến giá đẩy lên cao cắt cổ. Hoặc còn có những địa điểm bán những vật dụng y tế lợi dụng tình hình để bán với giá cao hơn giá thị trường. Đây là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vì mục đích trục lợi cá nhân.

Như vậy cạnh tranh đem lại cho nền kinh tế không ít những hạn chế, tiêu cực khiến cho người dân phải gánh chịu. Mà bản chất cũng vì lòng tham của con người tạo ra. Vậy nên cần có những biện pháp mạnh đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về câu hỏi Mặt hạn chế của cạnh tranh? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
2 838
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm