Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Kiêm nhiệm nhiều chức danh đối với giáo viên năm 2024
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh? - Hiện nay ở hầu hết các cấp học từ Tiểu học đến Đại học, giáo viên ngoài công việc giảng dạy đơn thuần thì còn có thể kiêm nghiệm thêm nhiều chức danh khác như: Văn thư, Bí thư đoàn thường,... Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về giáo viên được kiêm nhiệm nhé!
1. Giáo viên, giảng viên kiêm nhiệm là gì?
Giáo viên kiêm nghiệm được hiểu là viên chức thực hiện công việc giảng dạy học sinh đang thực hiện công việc giảng dạy mà còn làm thêm một công việc nào đó nữa trong nhà trường như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công tác văn thư, Công tác đoàn đội...
Giảng viên kiêm nhiệm là người trong ngạch giảng viên thuộc biên chế của nhà trường giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bố trí công việc khác theo quyết định của nhà trường.
Giảng viên kiêm nhiệm được tham gia dạy, hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp, coi thi, chấm thi, nghiên cứu các hoạt động chuyên môn và được hưởng chế độ, chính sách của giảng viên.
2. Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 9 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông như sau:
Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
...
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.
Như vậy, theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên sẽ không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.
3. Cách tính giờ kiêm nhiệm của giáo viên, giảng viên
Căn cứ tại quy định về chế độ kiêm nhiệm chức danh của giáo viên, giảng viên theo Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT trước đó) và Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017. Cách tính giờ kiêm nhiệm của giáo viên cụ thể như sau:
Vị trí nghề nghiệp | Số giờ dạy được giảm khi kiêm nhiệm chức danh |
Giáo viên chủ nhiệm lớp cấp tiểu học | Giảm 3 tiết/tuần |
Giáo viên chủ nhiệm lớp cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông | Giảm 4 tiết/tuần |
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông | Giảm 4 tiết/tuần |
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú | Giảm 4 tiết/tuần |
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật | Giảm 3 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn | Giảm 3 tiết/môn/tuần |
Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) | Giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định |
Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học | Giảm 3 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học | Giảm 1 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I | Giảm 4 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) các trường hạng II, III, IV | Giảm 3 tiết/tuần |
Tổ trưởng bộ môn | Giảm 3 tiết/tuần |
Tổ phó chuyên mô | Giảm 1 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giám định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. | |
Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề. | |
Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường | Giảm 2 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học | Giảm 2 tiết/tuần |
Trong đó, định mức tiết dạy của giáo viên được quy định tại Điều 6 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT 2017 như sau:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a.7 Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
=> Như vậy, tùy từng chức danh và cấp học giảng dạy cụ thể, mức giờ dạy đối với các giáo viên kiêm nhiệm sẽ được tính bằng số định mức tiết dạy thông thường trừ đi số giờ được giảm theo quy định trên.
4. Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên, giảng viên
Giáo viên, giảng viên khi kiêm nhiệm chức danh không được phụ cấp riêng về công việc kiêm nhiệm của mình mà chỉ được hỗ trợ giảm tiết học để đảm bảo hoàn thành công việc một cách tối đa nhất. Việc phụ cấp chỉ được áp dụng cho chức danh tổ phó/ tổ trưởng tổ chuyên môn; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT như sau:
Đối với tiểu học |
|
Đối với trung học cơ sở |
|
Đối với trung học phổ thông |
|
Đối với trường đại học trọng điểm |
|
Đối với trường cao đẳng |
|
5. Một số câu hỏi khác liên quan đến kiêm nghiệm chức danh
5.1. Chủ nhiệm lớp có phải là kiêm nhiệm không?
Giáo viên chủ nhiệm lớp là kiêm nhiệm, bởi ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì giáo viên còn phải thực hiện các công tác quản lý, quán triệt học sinh.
5.2. Công tác kiêm nhiệm của giáo viên làm chủ nhiệm lớp?
Đối với giáo viên kiêm nhiệm làm chủ nhiệm lớp thì phải thực hiện những công tác của giáo viên theo điều lệ của trường và những công tác về chuyên môn chủ nhiệm lớp như sau:
- Tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Vậy nên công tác kiêm nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là công việc sát sao những học sinh trong lớp để có những biện pháp phù hợp và kịp thời của học sinh để hạn chế những học sinh yếu, kém bị tụt lại phía sau.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Nông Phương Trang
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024
Quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi 2024
6 hành vi giáo viên không được làm để tránh bị kỷ luật
Chế độ nghỉ phép của giáo viên các cấp 2024
Bản kiểm điểm Đảng viên của giáo viên 2024 mới nhất
Chế độ thai sản trùng vào Tết âm lịch đối với giáo viên
Chứng chỉ chức danh giáo viên là gì? Thi ở đâu?
Mức chi phí bồi dưỡng tập huấn chương trình SGK mới cho giáo viên năm 2024
- Nguyễn Tâm ChươngThích · Phản hồi · 0 · 10/12/22
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 12/12/22
-
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?
Giảm trừ gia cảnh là gì? Mức giảm trừ gia cảnh 2023
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024 học sinh có nghỉ học không?
Giáo viên được dạy thêm trong trường hợp nào 2024?
Một người có được dự thi công chức nhiều nơi không?