Quy định mới nhất về chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Toàn bộ quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân 2019
HoaTieu.vn xin giới thiệu và tổng hợp toàn bộ quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân được ban hành theo thông tư 153/2017/TT-BQP, bắt đầu thi hành kể từ ngày 11-8-2017. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tăng lương cho sĩ quan, quân nhân, binh sĩ từ 01/7/2019
Chế độ đối với sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân xuất ngũ
Ngày 26-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thông tư 153/2017/TT-BQP quy định chế độ nghỉ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 8 năm 2017. Bãi bỏ Quyết định số 149/2002/QĐ-BQP ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc quy định chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ và các văn bản liên quan.
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 2: Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan tại ngũ; cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Người làm công tác cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ được thực hiện chế độ nghỉ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 3: Các chế độ nghỉ của sĩ quan
1. Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ sau:
a. Nghỉ phép hằng năm;
b. Nghỉ phép đặc biệt;
c. Nghỉ ngày lễ, tết;
d. Nghỉ an điều dưỡng;
e. Nghỉ hằng tuần;
f. Nghỉ chuẩn bị hưu.
2. Trong thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21-2-2012 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2012/TT-BQP).
Điều 4: Chế độ nghỉ phép hằng năm
1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:
a. Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b. Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c. Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày;
2. Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a. 10 ngày đối với các trường hợp
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.
b. 5 ngày đối với các trường hợp:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng thụ phụ cấp khu vực.
3. Sĩ quan quy định tại Khoản 2, Điều 4 do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.
4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
5. Hằng năm, chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỉ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.
Điều 5: Chế độ nghỉ phép đặc biệt
Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp sau:
1. Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
2. Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Điều 6: Nghỉ ngày lễ, tết
1. Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).
2. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Điều 7: Chế độ nghỉ an điều dưỡng
Sĩ quan được nghỉ an điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 179/2013/TT-QP ngày 19-9-2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, quản lý hoạt động các Đoàn an điều dưỡng và chế độ an điều dưỡng trong Quân đội.
Điều 8: Nghỉ hằng tuần
Hằng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ và tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.
Điều 9: Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu
1. Sĩ quan có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:
a. Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 9 tháng;
b. Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
2. Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệch tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành.
3. Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.
4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26-8-2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Điều 10: Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này thực hiện như sau:
a. Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
b. Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
c. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương.
Điều 11: Đình chỉ chế độ nghỉ
1. Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư này phải về ngay đơn vị.
2. Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan.
3. Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 12: Chế độ đăng ký khi nghỉ phép hằng năm
1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.
Tham khảo thêm
Tìm hiểu biển số xe các cơ quan quân đội nhân dân Việt Nam
Hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở với sĩ quan, quân nhân quốc phòng
Luật sĩ quan quân đội nhân dân sửa đổi, bổ sung số 72/2014/QH13
Thông tư 224/2017/TT-BQP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phụ cấp Công an viên thôn 2024
-
Cán bộ hưu trí có được tăng lương không năm 2024?
-
Chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế năm 2024
-
Lương công chức hải quan 2024
-
Hướng dẫn đánh giá và xếp loại cán bộ, công chức 2024
-
Tiết chào cờ có được tính vào tiết dạy không?
-
Mùng 10/3 2023 được nghỉ mấy ngày?
-
Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?
-
Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì 2024?
-
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công