Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Chương trình GDPT mới quy định mỗi cấp học có số tiết học như thế nào để đảm bảo chất lượng? Chương trình GDPT mới có sự thay đổi gì so với chương trình cũ? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày.

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

1.1 Quy định số tiết các môn học ở tiểu học

Ở cấp Tiểu học, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lý (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm (trong đó có nội dung giáo dục của địa phương).

Quy định về môn học giáo dục phổ thông 2018
Quy định về môn học giáo dục phổ thông 2018

Nội dung môn học Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần (mô-đun), nội dung Hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Nội dung đáng chú ý nhất ở cấp Tiểu học là môn Ngoại ngữ 1 được đưa vào thành môn học tự chọn từ lớp 1.

Thời lượng: Chương trình cũng quy định rõ, cấp Tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ.

Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

1.2 Quy định số tiết các môn học ở THCS: Giảm thời lượng học tập

Ở cấp Trung học cơ sở, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Mỗi môn học Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất được thiết kế thành các học phần. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thiết kế thành các chủ đề. Học sinh được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Điểm mới nhất của kế hoạch giáo dục cấp Trung học cơ sở chính là nội dung hướng nghiệp được yêu cầu tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc.

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đều tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp; ở lớp 8 và lớp 9, các môn học Công nghệ, Tin học, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm và Nội dung giáo dục của địa phương có học phần hoặc chủ đề về nội dung giáo dục hướng nghiệp.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng: Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.3 Quy định số tiết các môn học ở THPT: Định hướng nghề nghiệp từ lớp 10

Theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT quy định đổi mới về những môn học và thời lượng học như sau:

Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học/lớp

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

105

Toán

105

Ngoại ngữ 1

105

Lịch sử

52

Giáo dục thể chất

70

Giáo dục quốc phòng và an ninh

35

Môn học lựa chọn

Địa lí

70

Giáo dục kinh tế và pháp luật

70

Vật lí

70

Hoá học

70

Sinh học

70

Công nghệ

70

Tin học

70

Âm nhạc

70

Mĩ thuật

70

Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề)

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

Nội dung giáo dục của địa phương

35

Môn học tự chọn

Tiếng dân tộc thiểu số

105

Ngoại ngữ 2

105

Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn)

997

Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

28,5

Những môn học bắt buộc bao gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Học sinh sẽ được lựa chọn môn học định hướng nghề nghiệp từ lớp 10. Và được lựa chọn 4 môn học trong những môn học sau: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Theo đó, mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học giúp học sinh tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.

Thời lượng: Mỗi chuyên đề học tập từ 10 đến 15 tiết. Tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn là 35 tiết.

Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và điều kiện tổ chức của nhà trường.

Chương trình vừa được ban hành cũng quy định, các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

Học sinh có thể đăng ký học ở một cơ sở giáo dục khác những môn học và chuyên đề học tập mà trường học sinh đang theo học không có điều kiện tổ chức dạy.

Về thời lượng giáo dục, chương trình quy định, cấp Trung học phổ thông mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

Đồng thời, khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ.

1.4 Quy định mới về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông

Cấp giáo dục thường xuyên trung học phổ thông là một cấp học ngang với trung học phổ thông nhằm tạo cơ hội cho những người học có nhu cầu học đạt trình độ trung học phổ thông theo hình thức giáo dục thường xuyên. Giúp học sinh khi không đạt tiêu chuẩn để vào những trường trung học phổ thông được tiếp tục học và có cơ hội học lên cao hơn sau khi tốt nghiệp.

Chương trình mới về giáo dục thường xuyên nhằm thay đổi chương trĩnh cũ và phù hợp hơn với chương trình giáo dục phổ thông hiện tại. Những môn học được áp dụng với chương trình giáo dục thường xuyên từ lớp 10 theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT như sau:

Thời gian học trong năm là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục Chương trình GDTX cấp THPT

Nội dung giáo dục

Lớp 10

(Số tiết)

Lớp 11

(Số tiết)

Lớp 12

(Số tiết)

Môn học bắt buộc

Ngữ văn

105

105

105

Toán

105

105

105

Lịch sử

52

52

52

Môn học lựa chọn

Địa lý

70

70

70

Giáo dục kinh tế và pháp luật

70

70

70

Vật lý

70

70

70

Hóa học

70

70

70

Sinh học

70

70

70

Công nghệ

70

70

70

Tin học

70

70

70

Chuyên đề học tập lựa chọn bắt buộc (3 cụm chuyên đề của môn học)

105

105

105

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

105

105

105

Môn học tự chọn

Ngoại ngữ

105

105

107

Tiếng dân tộc thiểu số

105

105

107

Hoạt động giáo dục tự chọn

Nội dung giáo dục địa phương

35

35

35

Tổng số tiết học/năm học (Không kể môn học, hoạt động giáo dục tự chọn)

752

752

752

Số tiết học trung bình/tuần (Không kể môn học, hoạt động giáo dục tự chọn)

21,5

21,5

21,5

Tổng số tiết học/năm học (Kể cả môn học, hoạt động giáo dục tự chọn)

997

997

997

Số tiết học trung bình/tuần (Kể cả môn học, hoạt động giáo dục tự chọn)

28,5

28,5

28,5

Như vậy đối với chương trình giáo dục thường xuyên sẽ khác với chương trình giáo dục phổ thông về những môn bắt buộc là không có môn giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng an ninh còn môn ngoại ngữ 1 lại được chuyển thành môn tự chọn. Đối với những môn tự chọn thì sẽ không có môn âm nhạc và mỹ thuật. Vậy nên những học sinh theo học chương trình giáo dục thường xuyên tuy vẫn được đạt được trình độ trung học phổ thông nhưng sẽ bị hạn chế về những lĩnh vực liên quan đến thể chất và nghệ thuật.

Với môn tự chọn thì học sinh bắt buộc phải lựa chọn 3 môn học tự chọn theo chuyên đề và định hướng của bản thân. Đối với tự chọn khung ngoại ngữ thì học sinh được lựa chọn một trong hai môn ngoại ngữ được thông tư để ra để theo học cho phù hợp.

Chương trình giáo dục thường xuyên cũng cần đảm bảo chất lượng về yêu cầu năng lực của học sinh khi theo học tại cơ sở giáo dục như năng lực về ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ. Với chương trình này cũng nhằm hướng nghiệp cho học sinh có thể học chuyên sâu vào những lĩnh vực mình muốn theo đuổi trong tương lai.

2. Điểm mới của Chương trình Giáo dục phổ thông

Chương trình GDPT mới 2018 có nhiều điểm khác biệt so với chương trình GDPT cũ từ mục tiêu giáo dục, phương châm giáo dục, nội dung giáo dục, hệ thống môn học, đến thời lượng dạy học và phương pháp giáo dục, cụ thể:

  • Về mục tiêu giáo dục:

CTGDPT 2018 tiếp tục được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu giáo dục phổ thông là giáo dục con người toàn diện, giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ.

  • Về phương châm giáo dục:

CTGDPT 2018 kế thừa các nguyên lí giáo dục nền tảng như “Học đi đôi với hành”, “Lí luận gắn liền với thực tiễn”, “Giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở gia đình và xã hội”.

  • Về nội dung giáo dục:

Bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong CTGDPT 2018 chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ CTGDPT 2006 nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.

  • Về hệ thống môn học:

Trong CTGDPT 2018 chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là Tin học và Công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học; Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS; Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT.

Việc đổi tên môn Kĩ thuật ở cấp tiểu học thành Tin học và Công nghệ là do CTGDPT 2018 bổ sung phần Tin học và tổ chức lại nội dung phần Kĩ thuật. Tuy nhiên, trong CTGDPT 2006, môn Tin học đã được dạy từ lớp 3 như một môn học tự chọn. Ngoại ngữ tuy là môn học mới ở cấp tiểu học nhưng là một môn học từ lâu đã được dạy ở các cấp học khác; thậm chí đã được nhiều học sinh làm quen từ cấp học mầm non.

Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất; môn Lịch sử và Địa lí được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lí. Học sinh đã học môn Khoa học, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học, không gặp khó khăn trong việc tiếp tục học các môn này.

Chương trình hai môn học này được thiết kế theo các mạch nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên dạy đơn môn hiện nay nên cũng không gây khó khăn cho giáo viên trong thực hiện.

Hoạt động trải nghiệm hoặc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cả ba cấp học cũng là một nội dung quen thuộc vì được xây dựng trên cơ sở các hoạt động giáo dục tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các hoạt động tham quan, lao động, hướng nghiệp, thiện nguyện, phục vụ cộng đồng,... trong chương trình hiện hành.

  • Về thời lượng dạy học:

Tuy CTGDPT 2018 có thực hiện giảm tải so với CTGDPT2006 nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn.

  • Về phương pháp giáo dục:

CTGDPT 2018 định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều. Từ nhiều năm nay, Bộ GDĐT đã phổ biến và chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới (như mô hình trường học mới, phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục STEM,.). Do đó, hầu hết giáo viên các cấp học đã được làm quen, nhiều giáo viên đã vận dụng thành thạo các phương pháp giáo dục mới.

=> CTGDPT 2018 vừa kế thừa và phát triển những ưu điểm của CTGDPT 2006, vừa khắc phục những hạn chế, bất cập của chương trình này.

Những phiên bản mới luôn được sáng tạo để khắc phục nhược điểm của phiên bản cũ. Chương trình GDPT cũng vậy. Với mong muốn đổi mới các phương thức học để phát triển nền giáo dục nước nhà, chương trình GDPT mới đang dần dần được ổ định hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
10 32.651
0 Bình luận
Sắp xếp theo