Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Được bố trí tiếp thời gian nghỉ
Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên trong hè năm 2024 như nào? Nếu giáo viên nghỉ thai sản mà trùng với thời gian nghỉ hè thì nhà trường sẽ giải quyết ra làm sao? HoaTieu.vn xin giới thiệu cách xử lý thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè của giáo viên kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT.
Hiện nay có rất nhiều lao động nữ là giao viên có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng thời gian nghỉ hè thì vấn đề đặt ra đối với những đối tượng này là liệu họ có được nghỉ bù 2 tháng hè đó hay không? Trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ chia sẻ một số thông tin giải đáp giúp các bạn về việc giáo viên nghỉ thai sản trùng dịp hè có được nghỉ thêm không, mời các bạn cùng theo dõi.
Quy định về nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè mới nhất
1. Giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè?
Chế độ thai sản của giáo viên nghỉ trùng với nghỉ hè
Câu hỏi:
Tôi muốn hỏi về việc giáo viên nghỉ thai sản, đó là vợ tôi là Giáo viên cấp I, tiền lương toàn bộ là 3.456.000/tháng, dự sinh vào chừng 20/5/2022 thì khoảng 20/11/2022 vợ tôi phải đi làm vậy thì vợ tôi sẽ bị mất ba tháng nghỉ hè. Theo tôi biết thì sau khi nghỉ chế độ thai sản 6 tháng vợ tôi sẽ có trợ cấp tiền lương là một tháng hơn 1 triệu và sau 6 tháng thì được tiền trợ cấp Bảo hiểm là khoảng hơn 20 triệu như thế này có đúng không. Nếu như vậy thì vợ tôi bị mất 3 tháng nghỉ hè rồi lại mất thêm 3 tháng tiền lương nghỉ hè không phải đi làm mà vẫn hưởng nguyên lương, như thế có thiệt thòi không?
Trả lời:
Chế độ đối với giáo viên:
- Đối với giảng viên đại học và cao đẳng, pháp luật không quy định về thời gian nghỉ hè trong năm do giảng viên đại học, cao đẳng được điều chỉnh bởi Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.
- Đối với giáo viên phổ thông, việc quy định thời gian nghỉ căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định:
"Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Theo quy định trên thì 2 tháng nghỉ hè của giáo viên được tính là thời gian nghỉ hằng năm. Thời gian này giáo viên không phải đi làm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên trường hợp của bạn là thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè nên quyền lợi của bạn trong trường hợp này được quy định tại khoản 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB V/v hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè như sau:
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
Kết luận: Trường hợp vợ bạn là giáo viên nghỉ thai sản trong hè sẽ giải quyết theo 2 phương án: nghỉ bù hoặc chi trả hỗ trợ do nghỉ trùng.
Phương án 1: giáo viên được nghỉ bù
Trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí nghỉ bù theo Điều 111 và Điều 112 của Bộ Luật lao động năm 2019. Thời gian nghỉ bù tính bằng ngày nghỉ hàng năm:
- Trường hợp điều kiện làm việc bình thường thì lao động được nghỉ 12 ngày.
- Trường hợp môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc khắc nghiệt sẽ được nghỉ 14 ngày.
- Trường hợp môi trường làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc điều kiện đặc biệt khắc nghiệt có trong danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng Bộ Y tế quy định thì lao động được nghỉ 14 ngày.
- Lao động có thâm niên từ 5 năm trở lên thì cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày.
Thời gian nghỉ bù thai sản sẽ do cơ sở giáo dục sắp xếp với giáo viên phù hợp với thời gian làm việc. Giáo viên có thể nghỉ bù một hoặc nhiều lần nhưng phải thỏa thuận với quản lý của cơ sở.
Phương án 2: Chi trả tiền nghỉ hàng năm thay cho nghỉ bù
Trường hợp cơ sở giáo dục mà giáo viên đang công tác không thể bố trí được thời gian nghỉ bù do yêu cầu đặc thù của công việc thì giáo viên sẽ được chi trả một khoản thay thế, hỗ trợ cho thời gian nghỉ bù đó theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC.
2. Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng lương không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT ngày 20/10/2011 của Bộ Tài Chính quy định:
b) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:
– Hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ phép năm.
– Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.
– Thời gian chi trả: Được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Trường hợp bạn có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác mà nhà trường không bố trí được thời gian cho bạn nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của bạn, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho bạn.
Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.
3. Quy định về nghỉ bù khi nghỉ sinh trùng với nghỉ hè
Giáo viên nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Được bố trí tiếp thời gian nghỉ
Đợt nghỉ hè vừa rồi có nhiều giáo viên thắc mắc về việc hưởng chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè, có người được có người chưa được hưởng. Như vậy, giáo viên sẽ phải căn cứ vào đâu để được xét quy định trên. Đây là quyền lợi của giáo viên đã được ban hành kèm theo Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè. Mời các bạn tham khảo.
Vừa qua, Báo Giáo dục TP.HCM đã nhận đơn thư của giáo viên một trường THCS ở huyện Bình Chánh thắc mắc về việc giải quyết trường hợp giáo viên nghỉ thai sản trùng vào thời gian nghỉ hè. Theo đó, giáo viên này cho biết đang mang thai ở tháng thứ 8 nên thời gian nghỉ thai sản sẽ trùng dịp nghỉ hè. Tuy nhiên, nhà trường thông báo không giải quyết cho giáo viên này được nghỉ bù hoặc có kế hoạch thanh toán tiền khi không bố trí được thời gian nghỉ hè cho giáo viên theo chế độ. Nguyên do là chưa có công văn hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM. Trong khi đó, giáo viên này thông tin rất nhiều cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố đã giải quyết chế độ này cho giáo viên.
Theo tìm hiểu, nhiều trường học bắt đầu có kế hoạch cho giáo viên nghỉ thai sản trùng dịp hè được nghỉ bù hoặc thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm. Giáo viên Trường THPT Mạc Đĩnh Chi cho biết: “Tôi mới sinh em bé, thời gian nghỉ thai sản của tôi trùng với dịp học sinh nghỉ hè nên nhà trường đã có quyết định cho tôi nghỉ bù 2 tháng”.
Sở GD-ĐT TP.HCM trả lời rõ: Theo Điều 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm. Do đó, trường hợp viên chức giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè (tháng 6 và tháng 7) thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí tiếp thời gian nghỉ hè theo quy định tại điểm a, khoản 3, điều 5 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT - BGDĐT) hoặc thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm (nếu không bố trí được thời gian nghỉ hè cho giáo viên).
4. Mẫu đơn xin nghỉ thai sản trùng hè
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……,ngày …..tháng……năm…….
ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN CHO GIÁO VIÊN
Số: ……/ĐXNTSCGV
Kính gửi: – Phòng giáo dục và đào tạo huyện …………
– Ban giám hiệu Trường ……………….
- Căn cứ Luật lao động 2019
- Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Căn cứ vào Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB
- Căn cứ vào Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT
Tôi tên là: ………….....................Ngày sinh:
Số CMND/CCCD: ………...........Nơi cấp:…………………… Ngày cấp:……………….
Nghề nghiệp:………………….
Nơi công tác: :……………………
Chỗ ở hiện tại :…………………….
Nội dung đơn:
Hiện tại tôi đang mang thai đến tháng thứ 7, không được thuận tiên cho việc đi lại và giảng dậy tại trường và để đảm báo sức khỏe. Tôi làm đơn này xin phép lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ………… và Ban giám hiệu Trường …………………… cho tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.
- Căn cứ vào điều 157 bộ luật lao động 2019 về nghỉ thai sản thì tôi có thể nghỉ trước và sau khi sinh là 06 tháng và trong thời gian nghỉ thai sản.
- Căn cứ vào điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014, tôi đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con tôi được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Căn cứ vào Điều 3 Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB quy định "trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính".
- Và theo Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) tôi có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hàng năm (nghỉ hè) thì sẽ được trường bố trí tiếp thời gian nghỉ hàng năm. Trường hợp đã vào năm học mới mà Hiệu trưởng không thể bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho tôi thì mong trường sẽ thanh toán bằng tiền theo quy định của BLLĐ.
Theo những căn cứ trên thì tôi xin nghỉ từ ngày…tháng…năm….đến ngày….tháng…năm…., trong thời gian nghỉ thai sản thì tôi vẫn được hưởng chế độ nghỉ thai sản theo quy định của nhà nước.
Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của nghành, của nhà trường.
Kính mong lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo huyện ………………, ban giám hiệu Trường ……… xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của hiệu trưởng | Người làm đơn |
Trên đây là ý kiến giải đáp về vấn đề Chế độ thai sản của giáo viên nghỉ trùng với nghỉ hè. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Tài liệu, Văn bản pháp luật và Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Quy định giáo viên nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè
199,4 KB 27/05/2022 10:56:36 SA
Gợi ý cho bạn
-
Mức lương cơ sở năm 2024 là bao nhiêu?
-
Tết Đoan Ngọ 2024 có được nghỉ không?
-
Bảng lương mới Quân đội 2024
-
Quy định pháp luật về cho thuê lại lao động 2024
-
Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng 2024 có bị phạt?
-
Thời gian nghỉ bù của bác sĩ trực 24 giờ 2024
-
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?
-
Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì có lương?
-
Năm 2024, giáo viên được phép dạy thêm không?
-
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Bảng lương, biểu đồ lương cơ sở, lương tối thiểu vùng qua các năm
Giỗ tổ Hùng Vương học sinh có được nghỉ không?
Tiền lương dưới 2 triệu có khấu trừ thuế 10% không?
Một người có được dự thi công chức nhiều nơi không?
Thưởng Tết 2022 có bắt buộc không?
Tiền lương hưu 2024 có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?