Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè
Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB - Hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè
Công văn 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè được ban hành ngày 18/8/2017. Nội dung chi tiết của Công văn mời các bạn cùng tham khảo để không bị mất quyền lợi nhé.
Chế độ của giáo viên mầm non nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè
Chế độ thai sản trùng vào Tết âm lịch đối với giáo viên
Chế độ của giáo viên tiểu học nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè
Chế độ THAI SẢN tăng 7.4% cho các mẹ sinh con nửa cuối năm 2017 – Đọc ngay kẻo mất quyền lợi!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1125/NGCBQLGD-CSNGCB V/v hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2017 |
Kính gửi: các sở giáo dục và đào tạo.
Trong thời gian vừa qua, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được văn bản của các sở giáo dục và đào tạo, của giáo viên về việc đề nghị hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè. Về vấn đề này, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành.
2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.
3. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 02 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).
Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.
Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn thủ trưởng các cơ sở giáo dục giải quyết chế độ thai sản cho giáo viên đảm bảo theo quy định./.
Nơi nhận:
| CỤC TRƯỞNG |
Tham khảo thêm
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Nghị định 83/2022/NĐ-CP nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
-
Thông tư 04/2019/TT-BLĐTBXH về Hướng dẫn tiền lương Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ vừa
-
Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL về xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở
-
Thông tư 08/2018/TT-BNV Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã đã nghỉ việc
-
Lương thưởng Tết Dương lịch 2022
-
Tải Nghị định 70/2023/NĐ-CP file doc, pdf
-
Phân biệt Lương cơ bản, Lương cơ sở và Lương tối thiểu 2023
-
Thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2021/TT-BNV
-
Thông tư 45/2022/TT-BGTVT về xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm
-
Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT về tiêu chuẩn chuyên môn đối với ngạch công chức