Cách tính lương cơ bản mới nhất 2020

Cách tính lương cơ bản mới nhất

Khi xác định lương cơ bản, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu. Còn cách tính lương cơ bản cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên như thế nào? HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ về cách tính lương cơ bản năm 2020.

1. Lương cơ bản là gì?

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản. Theo cách hiểu thông thường, lương cơ bản là tên gọi chung cho cả lương cơ sở (áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) và lương tối thiểu vùng (áp dụng với người lao động trong các doanh nghiệp).

Cụ thể hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tùy theo tính chất, yêu cầu cụ thể của từng công việc.

Lương cơ bản không bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của người lao động.

Trước đây, các doanh nghiệp thường lấy lương cơ bản làm mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội còn có cả phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Cách tính lương cơ bản năm 2020

Lương cơ bản là lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Lương cơ bản không bao gồm phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác.

Lương cơ bản năm 2017

Như đã đề cập, lương cơ bản là tên gọi chung cho mức lương của người lao động trên cả nước. Do đó, để xác định chính xác mức lương cơ bản của từng đối tượng, có thể chia người lao động thành 02 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước

Lương cơ bản năm 2020 của nhóm đối tượng này được tính dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương

Trong đó:

- Mức lương cơ sở năm 2020:

+ Từ 01/01/2020 - 30/6/2020: Mức 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP).

+ Từ 01/7/2020 - 31/12/2019: Mức 1.600.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết số 86/2019/QH14).

- Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.

Nhóm 2: Người lao động trong doanh nghiệp

Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Năm 2020, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Do vậy, lương cơ bản của người lao động trong các doanh nghiệp sẽ là:

- Lương cơ bản vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.

- Lương cơ bản vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.

- Lương cơ bản vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.

- Lương cơ bản vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Chi tiết về mức đóng và tỷ lệ trích nộp các bạn tham khảo tại đây: Mức đóng BHXH năm 2020

Khi sang bảo hiểm thì Luật BH mới khống chế mức đóng:

VD như: BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung (không cao hơn 24.200.000), hay mức lương tham gia BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (không cao hơn 75 triệu)

Chi tiết về lương tối vùng năm 2017, cách áp dụng, các bạn xem tại đây: Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng 1/1/2020

Đánh giá bài viết
6 9.974
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo