Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023 của 63 tỉnh, thành phố
Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2023
Lương tối thiểu vùng 2023 là bao nhiêu? Lương tối thiểu vùng 2023 có tăng không? Đây là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng tra cứu lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh, thành phố năm 2023 mời các bạn cùng tham khảo.
1. Lương tối thiểu vùng 2023
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022. Đây là thông tin quan trọng được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 38 năm 2022 quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, Nghị định này quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2023 vẫn theo mức lương tối thiểu vùng 2022 áp dụng từ ngày 1/7/2022, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu vùng 2023 |
I | 4.680.000 đồng/tháng |
II | 4.160.000 đồng/tháng |
III | 3.640.000 đồng/tháng |
IV | 3.250.000 đồng/tháng |
2. Tra cứu mức lương tối thiểu vùng năm 2023 trên 63 tỉnh, thành
Sau đây là bảng tra cứu lương tối thiểu vùng mới nhất vừa được cập nhật theo nghị định 38 2023, mời các bạn cùng theo dõi.
Như vậy, so với Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã tăng thêm 6% mức lương tối thiểu vùng.
3. Hướng dẫn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2023
Khi áp dụng mức lương tối thiểu, doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc theo Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
(i) Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
(ii) Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
(iii) Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
- Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Khi xây dựng thang lương, bảng lương năm 2023, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung như sau:
(i) Bậc 1 (bậc thấp nhất) phải bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
(ii) Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, phát sinh 02 trường hợp sau đây:
- Trường hợp các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
- Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
(iii) Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiếu là 5%. do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình.
(iv) Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít bậc lương hơn; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau để đảm bảo tiền lương tương xứng với hiệu quả làm việc, thâm niên… của người lao động.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Chế độ tiền lương của giáo viên tập sự 2023 Giáo viên tập sự hưởng lương thế nào 2023?
Tra cứu mã hàng hóa dịch vụ thuế GTGT 8%-10% chính xác nhất Tra cứu mã hàng hóa, dịch vụ theo QĐ 43/2018 và NĐ 15/2022
Còn ngày nghỉ hằng năm nhưng sếp không cho nghỉ: Có trái Luật? Quy định về nghỉ phép hàng năm
Hình thức xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp Giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào?
Hướng dẫn khai báo y tế cho F0 để hưởng đầy đủ quyền lợi Cách khai báo y tế trên điện thoại
Thủ tục trợ cấp ốm đau cho F0 điều trị tại nhà Các bước nhận hỗ trợ chế độ ốm đau từ BHXH cho F0
Bác sĩ gợi ý 2 thời điểm test nhanh Covid19 chuẩn nhất
