Quy định về luân chuyển giáo viên 2025 mới nhất
Quy định về luân chuyển giáo viên 2025. Luân chuyển giáo viên đã không còn là điều xa lạ đối với các nhà giáo. Việc luân chuyển này được thực hiện như thế nào? Với điều kiện gì? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của HoaTieu.vn để nắm rõ quy định hiện hành về luân chuyển giáo viên.
Tìm hiểu về thuyên chuyển giáo viên và luân chuyển giáo viên 2025
- 1. Luân chuyển giáo viên là gì?
- 2. Thuyên chuyển giáo viên là gì?
- 3. Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi
- 4. Quy định của Bộ giáo dục về luân chuyển giáo viên
- 5. Các trường hợp không phải thực hiện luân chuyển
- 6. Điều kiện luân chuyển giáo viên mới nhất năm 2025
- 7. Mức trợ cấp luân chuyển công tác của giáo viên hiện nay
- 8. Giáo viên công tác bao nhiêu năm thì được chuyển công tác?
- 9. Giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không?

1. Luân chuyển giáo viên là gì?
Luân chuyển là việc điều động giáo viên từ nơi này sang nơi khác để giáo viên thực hiện nghĩa vụ đối với vùng khó khăn và điều tiết đội ngũ do cấp có thẩm quyền quyết định điều động trên cơ sở đề nghị của các cơ sở giáo dục và đào tạo.
2. Thuyên chuyển giáo viên là gì?
Thuyên chuyển giáo viên được hiểu là việc tất cả giáo viên trong biên chế của ngành giáo dục và đào tạo hiện đang công tác tại vùng khó khăn đều có quyền được đề nghị thuyên chuyển về vùng thuận lợi, trừ số giáo viên là người tại chỗ được đào tạo cắm bản vùng khó khăn hoặc đã ổn định và an cư tại địa phương nơi công tác vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Giáo viên ở vùng khó khăn lâu năm và giáo viên đã làm nghĩa vụ ở vùng khó khăn có nhu cầu xin thuyên chuyển được xem xét giải quyết chuyển về vùng ít khó khăn và vùng thuận lợi.
3. Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi
Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 14/01/2025) đã quy định danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi, bao gồm 07 vị trí như sau:
1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
2. Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
5. Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
6. Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
7. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
4. Quy định của Bộ giáo dục về luân chuyển giáo viên
3.1. Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác đối với công chức giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục
Theo Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 14/01/2025) của Bộ GD&ĐT, quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 2 của Thông tư này là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
Quy định này, vẫn giữ nguyên thời hạn chuyển đổi vị trí công tác so với quy định cũ trước đó tại Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT (hết hiệu lực từ 14/01/2025).
3.2. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Theo Khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định 27/VBHN-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ GD&ĐT, quy định thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:
- Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.
Sau khi hoàn thành thời hạn phục vụ nêu trên, nhà giáo, CBQLGD được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác đến nơi không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo những nguyên tắc sau:
+ Đối với nhà giáo, CBQLGD được điều động luân chuyển đến công tác tại cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được luân chuyển trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi được điều động đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc về vùng không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Đối với những người mới tốt nghiệp được cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng mới để bố trí công tác theo thời hạn luân chuyển tại các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ những trường hợp khi tuyển sinh đi học tại các trường đã có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền bố trí, sắp xếp đến công tác ở cơ sở giáo dục và đào tạo không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Nhà giáo, CBQLGD có nguyện vọng thuyên chuyển công tác đi nơi khác, được cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo có thẩm quyền tạo điều kiện đi liên hệ thuyên chuyển công tác và giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng;
+ Khi đã có quyết định luân chuyển về địa phương mới, nhà giáo, CBQLGD phải phục tùng sự phân công công tác của cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo ở địa phương mới chuyển đến, nếu không chấp hành việc bố trí công tác thì tuỳ theo mức độ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
Lưu ý:
+ Nhà giáo, CBQLGD (cán bộ quản lý giáo dục) không thuộc đối tượng hưởng chế độ thời hạn luân chuyển và những nhà giáo, CBQLGD nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trước ngày 25/7/2001 thì không giải quyết việc luân chuyển theo thời hạn nêu trên.
+ Trong thời gian công tác theo thời hạn luân chuyển quy định mà nhà giáo, CBQLGD bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch), bị đình chỉ công tác thì chưa được giải quyết luân chuyển. Chỉ sau khi chấm dứt hiệu lực kỷ luật, hết thời gian bị đình chỉ công tác thì nhà giáo, CBQLGD mới được luân chuyển và thời gian bị kỷ luật, bị đình chỉ công tác không được tính vào thời gian phục vụ trong thời hạn luân chuyển.
- Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương.
Hết thời hạn nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
5. Các trường hợp không phải thực hiện luân chuyển
Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi (Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 36 Luật Viên chức năm 2010).
Ngoài ra, tại Điều 38 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định 04 trường hợp chưa định kỳ chuyển đổi vị trí công tác gồm:
1. Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
2. Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
3. Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
4. Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác.
Và trường hợp đặc biệt không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 59/2019/NĐ-CP:
Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
6. Điều kiện luân chuyển giáo viên mới nhất năm 2025
1. Đối với giáo viên là công chức
Điều kiện luân chuyển giáo viên là công chức được quy định tại Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP) như sau:
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển.
3. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
4. Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển để thực hiện chủ trương bố trí không phải người địa phương hoặc không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác theo thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
Trường hợp cán bộ cấp xã được luân chuyển làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì không yêu cầu phải có đủ thời gian công tác tối thiểu 05 năm trở lên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
2. Đối với giáo viên là viên chức
Theo quy định của Luật viên chức 2010 thì viên chức không được luân chuyển mà chỉ có thể được biệt phái.
Tại Khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 có đề cập tới công chức được biệt phái như sau:
1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
7. Mức trợ cấp luân chuyển công tác của giáo viên hiện nay
Căn cứ Điều 10 Nghị định 27/VBHN-BGDĐT quy định về trợ cấp lần đầu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục khi được luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người tại thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển. Ủy ban nhân dân cấp huyện của địa phương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết trợ cấp lần đầu và chỗ ở cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được chuyển đến địa phương.
2. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại Khoản 3 Điều 9, Khoản 1 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Qua quy định trên có thể thấy, giáo viên thực hiện việc luân chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung cho một người thời điểm nhận công tác, luân chuyển ghi trong quyết định luân chuyển.
Số tiền trợ cấp này chỉ được cấp một lần trong cả thời gian giáo viên công tác tại vùng kinh tế khó khăn đó.
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP áp dụng từ 01/07/2024 đã tăng 6% so với quy định cũ. Do đó, mức trợ cấp đối với các trường hợp luân chuyển công tác của giáo viên 2025 tùy từng vùng mà cũng tăng thêm 6%.
8. Giáo viên công tác bao nhiêu năm thì được chuyển công tác?
Theo như phân tích tại Mục 3.1 phía trên, quy định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
=> Theo đó, giáo viên công tác từ đủ 03 năm đến 05 năm thì sẽ được chuyển công tác.
9. Giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không?
Theo Khoản 4 Điều 28 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Khoản 3 và điểm b Khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về việc thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc hiện nay như sau:
Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, hiện quy định pháp luật hiện hành không đề cập trực tiếp đến việc chuyển đơn vị công tác từ tỉnh này sang tỉnh khác của giáo viên các cấp. Nhưng theo như quy định trên, khi giáo viên là viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp công lập mà muốn chuyển công tác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc tại nơi mà mình đang công tác.
Như vậy, giáo viên hoàn toàn có được chuyển công tác từ tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác để làm việc, chỉ cần đáp ứng điều kiện về chấm dứt hợp đồng với đơn vị làm việc cũ và sẽ được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Quy định về luân chuyển giáo viên. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
- Tham vấn:
Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên THCS 2025
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên THPT 2025
Cách tính phụ cấp đối với giáo viên 2025 mới nhất
Bảng lương theo vị trí việc làm của công chức 2025
Thủ tục chuyển giáo viên từ tỉnh này sang tỉnh khác năm 2025
Đối tượng giáo viên nào không bị áp dụng các quy định tại Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm?
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên Tiểu học 2025
Hướng dẫn thủ tục mở trung tâm dạy thêm dành cho giáo viên

- Khon9 c0n gjThích · Phản hồi · 0 · 04/07/22
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 04/07/22
- Minh NgọcThích · Phản hồi · 0 · 04/07/22
- Tuyền Trịnh HảiThích · Phản hồi · 1 · 16/08/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Quy định về luân chuyển giáo viên 2025 mới nhất
-
Hồ sơ thi viên chức giáo viên năm 2025 gồm những gì?
-
Hệ số lương Đại học, Cao đẳng, Trung cấp mới nhất 2025
-
Hồ sơ xin việc giáo viên 2025 gồm những gì?
-
Chi tiết số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
-
Định mức tiết dạy của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội 2025
-
Quy định ngày công chuẩn của tháng 2025
-
Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2025
-
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên Tiểu học 2025
-
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất 2025
-
Lịch nghỉ Tết dương lịch, âm lịch 2025 của người lao động, cán bộ công chức
-
30/4 1/5 năm 2025 nghỉ mấy ngày?

Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Chế độ trực hè, trực Tết của giáo viên các cấp 2025
Mức hưởng phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã năm 2025
Hợp đồng thời vụ được ký mấy lần trong năm?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2025 học sinh có nghỉ học không?
Giáo viên thể dục hợp đồng có được hưởng chế độ bồi dưỡng 2023?
Số tiết dạy của tổ trưởng tổ chuyên môn