Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn 2024
Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn gồm những gì? Giáo viên đang công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn được hưởng những loại phụ cấp nào?
Để đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên đang làm việc tại những nơi có điều kiện sống còn nhiều hạn chế, chính phủ quy định những giáo viên này sẽ được hưởng các khoản phụ cấp dưới đây theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP
Phụ cấp khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn của giáo viên
1. Các loại phụ cấp giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các loại phụ cấp giáo viên được hưởng khi công tác ở vùng đặc biệt khó khăn gồm:
- Phụ cấp thu hút
- Phụ cấp công tác lâu năm
- Trợ cấp lần đầu
- Trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm
- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch
- Phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề
- Phụ cấp lưu động
- Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số
Cụ thể:
STT | Loại phụ cấp | Mức hưởng | Ghi chú |
1 | Phụ cấp thu hút | 70% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung) | Thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK không quá 05 năm (60 tháng). |
2 | Phụ cấp công tác lâu năm | Mức hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK, cụ thể: - Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; - Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; - Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 15 năm trở lên. | Có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 05 năm trở lên. |
3 | Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn | Mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng ĐBKK. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng ĐBKK thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp: - Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách); - Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình. | Chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK. |
4 | Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch | Mức trợ cấp 01 tháng: a x (c – d) Mức trợ cấp 01 năm: a x (c – d) x b Trong đó: - a là định mức tiêu chuẩn 6m3/người/ tháng - b là số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 01 năm - c là chi phí mua và vận chuyển 01m3 nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của người được hưởng - d là giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương tính bằng giá kinh doanh 01m3 nước sạch. | Áp dụng đối với đối với giáo viên, giảng viên công tác ở vùng ĐBKK thiếu nước ngọt và sạch theo mùa. Trong đó, vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm. |
5 | Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu | Mỗi năm công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 mức lương tháng hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK). | Áp dụng đối với giáo viên, giảng viên đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK từ đủ 10 năm trở lên chuyển công tác ra khỏi vùng ĐBKK hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng ĐBKK) |
6 | Thanh toán tiền tàu xe | Ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định. | Khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng trong trong thời gian làm việc ở vùng ĐBKK. |
7 | Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ | - Trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí, chi phí đi lại từ nơi làm việc đến nơi học tập. - Trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao thì được hỗ trợ tiền mua tài liệu và tiền bồi dưỡng cho việc tự học tiếng dân tộc ít người bằng số tiền hỗ trợ cho việc học tập ở các trường, lớp chính quy. | Áp dụng trong trường hợp được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm hoặc trường hợp công tác tại vùng dân tộc ít người tự học tiếng dân tộc để phục vụ nhiệm vụ được giao. |
8 | Phụ cấp ưu đãi theo nghề | Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) | Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng ĐBKK của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. |
9 | Phụ cấp lưu động | Mức hưởng phụ cấp = 0,2 so với mức lương cơ sở. | Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục đang làm chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục mà phải thường xuyên đi đến các thôn. |
10 | Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số | Mức hưởng phụ cấp = 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). | Áp dụng đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số. |
Đối với phụ cấp thâm niên, nhà giáo trong biên chế có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%
2. Ví dụ phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Nam (Đắk Lắk) là giáo viên hợp đồng tại trường THCS công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ tháng 4/2012 đến nay, có đóng BHXH đầy đủ. Tháng 9/2021, ông được xét tuyển theo diện đặc cách và vẫn làm việc tại đơn vị cũ.
Hỏi: Ông được nhận các loại phụ cấp nào? Thời điểm để tính hưởng các loại phụ cấp (phụ cấp thâm niên, dạy lâu năm) là từ khi nào (lúc bắt đầu ký hợp đồng hay lúc được xét tuyển đặc cách)?
Trả lời:
Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy (kể cả giáo viên hợp đồng) tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ công tác tại miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài được hưởng các chế độ phụ cấp ưu đãi, còn được hưởng thêm một số chế độ phụ cấp, trợ cấp khác như: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh toán tiền tàu xe khi nghỉ phép hoặc nghỉ tết hàng năm; phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt, nước sạch; phụ cấp lưu động, trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lực vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Đối với phụ cấp thâm niên, nhà giáo trong biên chế có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% (Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ).
3. Cách tính thời gian thực tế giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của giáo viên được tính theo điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP:
Cánh tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
a) Tính theo tháng:
Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì không tính;
Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
b) Tính theo năm:
- Dưới 03 tháng thì không tính;
- Từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
- Trên 06 tháng thì được tính bằng 01 năm công tác.
Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
4. Danh sách các vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025
Vùng đặc biệt khó khăn có sự thay đổi?
Theo Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, các vùng khó khăn được hưởng phụ cấp, trợ cấp gồm:
“….2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
b) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
- Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn).
Trong đó có lưu ý: Các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt tại Quyết định 861/QĐ-TTg nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực.
- Quyết định Số: 433/QĐ-UBDT do Ủy ban dân tộc ban hành đã phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đó, Ủy ban Dân tộc đã phê duyệt danh sách 2.027 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giáo viên cần lưu ý khu vực mà mình giảng dạy có được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hay không để làm căn cứ xác định các chế độ phụ cấp mà bản thân được hưởng. Nếu có thay đổi thì các giáo viên sẽ không được nhận phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn nữa.
Đặc biệt nếu Chính phủ có thay đổi về việc tăng mức tiền lương cơ sở thì các chế độ phụ cấp cho giáo viên khu vực còn lại cũng sẽ bị loại bỏ. Các thầy cô giáo nên lưu ý cập nhật thông tin thường xuyên vì nhà nước vừa có động thái tăng lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38 nên việc tăng lương cơ cơ sở vùng chắc chắn cũng không còn quá lâu nữa.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
- Mediterranean seaThích · Phản hồi · 0 · 20/06/22
- Khon9 c0n gjThích · Phản hồi · 0 · 20/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 20/06/22
-
- Cô bé bướng bỉnhThích · Phản hồi · 0 · 20/06/22
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 0 · 20/06/22
-
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27