Ai được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung?

Phụ cấp thâm niên vượt khung được quy định như thế nhào? Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2021 là bao nhiêu? Các thắc mắc trên sẽ được HoaTieu.vn giải đáp trong bài viết sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Tại Hội nghị Trung ương 13 sáng ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành cũng tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 01/7/2022. => Hiện nay giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên

Theo Thông tư 04/2005/TT-BNV, đối tượng phụ cấp thâm niên vượt khung được áp dụng đối với:

- Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ trung tương đến cấp xã và trong các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi chính phủ, các dự án, cơ quan, tổ chức quốc tế.

Phụ cấp thâm niên vượt khung không áp dụng đối với chuyên gia cao cấp và cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

2. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng trên phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức; trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hiện giữ.

- Có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, cụ thể:

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã có đủ 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11.

+ Cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, gồm:

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm

+ Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.

3. Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung mới nhất

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có 03 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh từ loại A0 đến A3 và trong chức danh chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát:

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng

Từ năm thứ 4 trở đi, mỗi năm đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có 02 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ

Mức hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức hưởng của bậc lương cuối cùng.

Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm có đủ 02 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

Lưu ý, phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

4. Hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung xếp lương mới thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV thì:

- Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Ví dụ: Giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.08, đang hưởng 5% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,98 ở bậc 9. Ở hạng cũ, tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung của trường hợp này được tính bằng: 4,98 + (4,98*5%) = 5,23.

Căn cứ tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ, sau khi đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì sẽ được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất là 5,36 ở bậc 5 hạng II mã số V.07.03.28.

- Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Ví dụ: Giáo viên tiểu học hạng III mã số V.07.03.08, đang hưởng 10% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số lương 4,89 ở bậc 10.

Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của trường hợp này được tính như sau: 4,89 + (4,89*10%) = 5,38.

Tổng hệ số lương cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98).

Nếu đủ tiêu chuẩn hạng III mới (mã số V.07.03.28) sẽ được xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,49. Tổng hệ số lương mới sẽ là 5,47.

- Ngoài ra, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Ai được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 2.823
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm