Trẻ em có bao nhiêu bổn phận?
Trẻ em có bao nhiêu bổn phận? Bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Hoatieu.vn
Các bổn phận của trẻ em
- 1. Nêu bổn phận của trẻ em đối với quyền được bảo vệ chăm sóc?
- 2. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiếu như thế nào?
- 3. Trẻ em có bao nhiêu bổn phận?
- 4. Bổn phận của trẻ em với gia đình
- 5. Bổn phận của trẻ em với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
- 6. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
- 7. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
- 8. Bổn phận của trẻ em với bản thân
1. Nêu bổn phận của trẻ em đối với quyền được bảo vệ chăm sóc?
Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương bởi cả về thể chất và tinh thần chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, pháp luật trao cho trẻ em những quyền cơ bản trong đó có quyền được bảo vệ chăm sóc bởi gia đình, nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, cộng đồng, xã hội. Đồng thời, trẻ em cũng phải có bổn phận với những người mà đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chăm sóc mình. Tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định đồng thời cả quyền và nghĩa vụ của con. Quyền và nghĩa vụ luôn gắn liền và tác động hỗ trợ lẫn nhau, cụ thể như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
2. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình được hiểu như thế nào?
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng trẻ em, bố mẹ sinh ra con cái có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con, nhiều gia đình không trực tiếp sinh con ra nhưng vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm của cha mẹ. Gia đình là nhân tố có vai trò quan trọng và cao cả đối với mỗi đứa trẻ, do vậy trẻ em phải có bổn phận đối với gia đình của mình bằng việc phải biết kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ. Chăm chỉ học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình.
Không ít những trẻ em do không nhận thức được bổn phận của mình mà gây ra nhiều việc ảnh hưởng tới cha mẹ, tới những người thân trong gia đình, đặc biệt là những thiệt hại về tinh thần và vật chất.
3. Trẻ em có bao nhiêu bổn phận?
Theo quy định tại mục 2 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em có 5 bổn phận:
5 bổn phận của trẻ em bao gồm:
- Bổn phận của trẻ em với gia đình
- Bổn phận của trẻ em với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
- Bổn phận của trẻ em với cộng đồng, xã hội
- Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
- Bổn phận của trẻ em với bản thân
4. Bổn phận của trẻ em với gia đình
Bổn phận của trẻ em với nhà trường được quy định tại điều 37 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
5. Bổn phận của trẻ em với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác
Với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, trẻ em có bổn phận sau:
- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
6. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
Đối với cộng đồng, xã hội, trẻ em có các bổn phận sau:
- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
7. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước
Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước gồm:
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
8. Bổn phận của trẻ em với bản thân
Đối với bản thân, trẻ em có bổn phận sau:
- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.
- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Trẻ em có bao nhiêu bổn phận? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dân sự
Tranh chấp hợp đồng thuê nhà không công chứng 2024
Quyền sở hữu tài sản riêng trong hôn nhân
Đánh đập, hành hạ vật nuôi 2024 bị xử phạt thế nào?
Không có khả năng cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì làm thế nào?
Chuyển tiền nhầm tài khoản người khác có lấy lại được không?
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự 2024 phạt hành chính và bị xử lý hình sự thế nào?