Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy?

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một trong những mối quan hệ được pháp luật điều chỉnh và quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình. Để tìm hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật, mời bạn đọc tham khảo bài viết này của Hoatieu.vn.

Nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ đối với con

1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội

Gia đình được coi là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển con cái trở thành thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, pháp luật chuẩn hóa vấn đề này vào một trong các điều luật về mối quan hệ hôn nhân gia đình. Cùng Hoatieu.vn tìm lời giải qua câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhé.

Câu hỏi: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy?

A. Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000

B. Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 2000

C. Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2000

D. Điều 35 Luật hôn nhân gia đình năm 2000

Đáp án của câu hỏi trên là A. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 như sau:

4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

Đáp án A là đáp án chính xác nhất vì nội dung trong câu hỏi hoàn toàn trùng khớp với điều luật đã quy định.

Những đáp án còn lại bị sai bởi vì:

  • B. Điều 34 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ, có nêu nội dung về nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích nhưng câu từ không hoàn toàn trùng khớp như điều 2 nêu ra.
  • C và D thì đều quy định những nội dung khác không phù hợp với câu hỏi đặt ra. Điều 5 quy định về áp dụng quy định bộ luật dân sự còn điều 35 quy định về quyền và nghĩa vụ của con cái.

2. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy năm 2014?

Nếu câu hỏi trên, trong tình hình hiện tại, hỏi về quy định trong Luật Hôn Nhân gia đình 2014 là Luật đang sử dụng hiện hành thì nội dung cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc Điều 69 Luật hôn nhân gia đình 2014 dưới đây:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Có thể thấy trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nội dung cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội được quy định tại một điều duy nhất là điều 69 còn luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũ thì lại quy định tại 2 điều là điều số 2 và điều số 34. Đây là điểm thay đổi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được sửa đổi nội dung chuẩn xác hơn.

Việc cha mẹ nuôi dạy con trở thành công dân có ích cho xã hội là nghĩa vụ rất quan trọng của cha mẹ và cũng là điều mà các con cần rèn luyện. Bởi công dân có ích cho xã hội sẽ giúp xã hội đi lên và gia đình hạnh phúc, không vướng vào tệ nạn. Một công dân có ích là một công dân có trách nhiệm, làm việc và sống lành mạnh, có tình yêu thương, nhân ái và những đức tính tốt.

3. Quyền và Nghĩa vụ của cha mẹ

Cha mẹ là người sinh thành ra con cái, quyền của cha mẹ là quyền tự nhiên và cũng là quyền được pháp luật quy định về trách nhiệm làm cha mẹ.

Những quyền cơ bản đối với con như: quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con; quyền giáo dục con; quyền quản lý tài sản riêng của con; quyền đại diện cho con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự...

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Quy định là vậy nhưng thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng có đầy đủ các quyền theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân gia đình được trích ở trên. Trong một số trường hợp, nền tảng gia đình có điểm xấu, nhân thân cha mẹ không tốt,... được đánh giá sẽ tác động không tốt đến những người con thì các bậc cha mẹ đó sẽ bị hạn chế một số quyền. Ví dụ như:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xíu giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

4. Quyền và nghĩa vụ của con

Song song với quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, pháp luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ của con đối với những bậc sinh thành. Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết hơn công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ.

Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định rất đầy đủ và rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của con cái như sau:

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Như vậy, có thể thấy rằng vai trò của gia đình trong xã hội vô cùng to lớn, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình là trách nhiệm tác động qua lại với nhau.

Cha mẹ và con cái đều phải chăm sóc, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, con cái được giáo dục trong một môi trường tốt sẽ trở thành những công dân có ích cho cộng đồng, tạo ra một thế hệ trẻ tương lai có ích cho xã hội.

Trên đây là ý kiến chung nhất của Hoatieu.vn về Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội thuộc điều mấy? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Dân sự thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Hoatieu.vn như:

Đánh giá bài viết
4 1.585
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm