Chuyển hộ khẩu có phải làm lại thẻ Căn cước 2024?

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại thẻ Căn cước? Khi bạn quyết định thay đổi hộ khẩu, câu hỏi đặt ra là liệu bạn cần phải thay đổi căn cước công dân hay không. Đây là một vấn đề phổ biến và quan trọng mà nhiều người quan tâm khi thực hiện việc đổi hộ khẩu. Trong bài viết này, HoaTieu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu xem liệu việc đổi hộ khẩu có yêu cầu thay đổi căn cước công dân hay không, cũng như những quy định và quy trình liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Căn cước công dân 2014

– Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân,

1. Chuyển hộ khẩu có phải làm lại thẻ Căn cước công dân không?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân được đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ Căn cước bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi một trong các thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Khi xác định lại giới tính hoặc quê quán;

- Khi xảy có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

- Khi công dân có yêu cầu.

Do đó, theo quy định hiện hành, người dân không bắt buộc phải làm lại thẻ Căn cước công dân khi thay đổi hộ khẩu, thay đổi nơi thường trú.

Tuy nhiên, nếu người dân đang sử dụng Chứng minh nhân dân và chuyển đến cư trú tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, thì bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước công dân mới.

Theo quy định chi tiết tại Điều 5 của Nghị định số 05 năm 1999, có sáu trường hợp mà việc chuyển từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân gắn chip là bắt buộc, bao gồm:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Bị mất Chứng minh nhân dân.

Chuyển hộ khẩu có phải làm lại thẻ Căn cước công dân không?
Chuyển hộ khẩu có phải làm lại thẻ Căn cước công dân không?

2. Chuyển hộ khẩu sau khi làm căn cước có phải làm lại thẻ căn cước không?

Chị N gửi tin nhắn qua của Fanpage HoaTieu.vn hỏi rằng:

"Chị có địa chỉ thường trú ban đầu ở Bắc Ninh, sau đó năm 2023, chị lấy chồng ở Hà Nội và có nhập khẩu vào hộ khẩu nhà chồng. Chị N thắc mắc năm 2021 chị có làm căn cước công dân gắn chip, thường trú vẫn ở Bắc Ninh, giờ chuyển lại Hà Nội vậy có phải làm lại thẻ căn cước công dân không, và làm ở Hà Nội được đúng không?"

Đây là câu hỏi mang tính thắc mắc chung của khá nhiều người, HoaTieu.vn trên cơ sở tổng hợp và biên tập xin được trả lời như sau:

Theo thông tin của chị N, năm 2023, chị N đã lấy chồng và chuyển đến ở Hà Nội, nhập khẩu vào hộ khẩu nhà chồng. Trước đó, năm 2021, chị N đã làm căn cước công dân gắn chip và địa chỉ thường trú của chị N vẫn ở Bắc Ninh. Bây giờ, chị N đặt câu hỏi liệu chị N có cần làm lại thẻ căn cước công dân khi chuyển địa chỉ thường trú từ Bắc Ninh sang Hà Nội và liệu chị N có thể làm căn cước công dân ở Hà Nội.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi chị N thay đổi địa chỉ thường trú, chị N phải thông báo thay đổi này tới cơ quan công an nơi chị N đang đăng ký thường trú. Trong trường hợp chị N đã có căn cước công dân gắn chip và muốn thay đổi địa chỉ thường trú từ Bắc Ninh sang Hà Nội, chị N sẽ cần cập nhật thông tin địa chỉ thường trú mới cho căn cước công dân hiện tại của mình.

Chị N có thể liên hệ với cơ quan công an địa phương hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về căn cước công dân nơi chị N đang cư trú tại Hà Nội để biết thêm thông tin chi tiết về quy trình cập nhật địa chỉ thường trú trên căn cước công dân của chị N. Cán bộ quản lý sẽ hướng dẫn chị N về các bước cần thiết và các giấy tờ cần chuẩn bị.

Như mục 1 đã giải thích thì việc đổi nơi thường trú chị N không phải làm lại thẻ CCCD. Nếu do một lí do nào đó cần làm lại thì giờ đây, chị N hoàn toàn có thể làm tại Hà Nội, ra công an địa phương là có thể làm được.

3. Thay đổi nơi thường trú có phải làm lại Căn cước công dân gắn chip?

Như đã đề cập tại mục 1 và mục 2 của bài viết, thay đổi nơi thường trú không cần phải làm lại Căn cước công dân gắn chip.

Theo quy định hiện hành, các trường hợp sau buộc phải làm Căn cước công dân:

Trường hợp đầu tiên là khi công dân đủ 14 tuổi (theo Điều 19 Luật Căn cước Công dân, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước Công dân. Vì vậy, khi đủ 14 tuổi thì cần làm Căn cước Công dân).

Đối với người đã được cấp Căn cước Công dân thì theo điều 23, Luật Căn cước Công dân có 7 trường hợp buộc phải xin cấp đổi hoặc cấp lại:

- Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

- Xác định lại giới tính, quê quán;

- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD;

- Bị mất thẻ CCCD;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Đối với người đang sử dụng Chứng minh Nhân dân, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999 thì có 06 trường hợp người dân phải đổi từ Chứng minh Nhân dân sang Căn cước Công dân gắn chip bao gồm:

- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp

- CMND hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng;

- Bị mất CMND.

Trên đây là 14 trường hợp buộc phải đổi sang Căn cước Công dân gắn chíp. Hiện nay, Bộ Công an chỉ cấp Căn cước Công dân theo mẫu mới là loại gắn chip, đồng nghĩa công dân đã có Chứng minh Nhân dân hoặc thẻ Căn cước Công dân mã vạch khi làm thủ tục cấp đổi, cấp lại sẽ phải chuyển sang thẻ Căn cước Công dân gắn chip.

Điều 10 Nghị định 144/2021 có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong việc vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Chứng minh Nhân dân hoặc thẻ Căn cước Công dân. Trong đó, điểm b, khoản 1 có quy định về việc không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước Công dân có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Những trường hợp công dân được cấp Chứng minh Nhân dân, Căn cước Công dân gắn mã vạch mà vẫn còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang Căn cước Công dân gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

4. Cách đổi căn cước công dân ngay tại nhà

HoaTieu.vn đã tổng hợp ba cách đăng ký làm thẻ CCCD tại nhà, áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh, bạn đọc có thể tham khảo:

4.1. Cách 1: Đăng ký lịch hẹn qua hotline

Để đáp ứng được nhu cầu làm thẻ CCCD mới, bạn có thể gọi điện qua số hotline - 028.1080 để đăng ký lịch hẹn với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM (PC06).

Việc đăng ký lịch hẹn trước giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và quy trình làm thẻ được diễn ra suôn sẻ hơn.

4.2. Cách 2: Đăng ký trực tuyến qua Website

Bước 1: Truy cập vào trang web Công an TP.HCM tại địa chỉ qlhc.catphcm.bocongan.gov.vn/ → Chọn ô CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN để bắt đầu kê khai hồ sơ.

Bước 2: Nhập tờ khai điện tử cấp CCCD

Bạn chọn một trong các hình thức cấp thẻ gồm cấp mới, cấp đổi, cấp lại CCCD gắn chip.

Tại mục "THÔNG TIN CƠ BẢN", bạn điền các thông tin cá nhân, lưu ý ở phần quê quán bạn nên khai đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường hoặc chỉ chọn tỉnh/TP; đối với người có quê quán nước ngoài chỉ chọn nước.

Các thông tin không có dấu "*" màu đỏ thì bạn không bắt buộc khai.

Tại mục "ĐỊA CHỈ THƯỜNG TRÚ", bạn kê khai địa chỉ đủ 3 cấp tỉnh/TP, huyện/quận, xã/phường kèm số nhà, tên đường, tổ khóm, khu phố, chung cư.

Tại mục "ĐỊA CHỈ HIỆN TẠI", bạn khai cụ thể địa chỉ đang sinh sống, cư trú hiện tại (địa chỉ tạm trú). Trường hợp bạn sống tại địa chỉ thường trú nêu trên thì chọn ô "Địa chỉ như trên".

Tại mục "THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP/THÔNG TIN NGƯỜI ĐẠI DIỆN", bạn điền đầy đủ thông tin người đại diện.

Tại mục "YÊU CẦU CỦA CÔNG DÂN", bạn có thể xin xác nhận số CMND trong trường hợp số CMND của bạn có liên quan đến các giấy tờ quan trọng và bạn có thể chọn chuyển phát nhanh thẻ CCCD khi có.

Bước 3: Chọn ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí,...

Bạn chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách (thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ).

Lưu ý: Nên chọn thời gian có số lượng đăng ký cùng ngày không quá nhiều vì mỗi buổi sáng/chiều làm việc chỉ nhận giải quyết tối đa 150 lượt đăng ký.

Bước 4: Nộp tờ khai và nhập mã xác nhận

Sau khi nhập mã xác nhận, bạn sẽ được nhận mã tờ khai từ hệ thống ghi đầy đủ thông tin ngày giờ lên làm thủ tục trực tiếp.

4.3. Cách 3: Đăng ký qua Zalo

Bước 1: Đăng nhập Zalo

Bạn đăng nhập vào Zalo hiện có của bạn.

Bước 2: Tìm kiếm Công an khu vực bạn đang cư trú

Tại khung tìm kiếm, bạn nhập vào Công an khu vực bạn cư trú (Ví dụ: CA quận 4), sau đó bấm Quan tâm.

Bước 3: Điền tờ khai cấp CCCD

Sau khi bấm Quan tâm, bạn sẽ nhận được một tin nhắn thông báo.

Tại trang tin nhắn, bạn chọn ô Thủ tục hành chính, chọn tiếp Cấp CCCD.

Sau đó, tiến hành điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai CCCD như cách 2.

Bước 4: Chọn ngày lên cơ quan Công an để chụp ảnh, lấy vân tay, nộp lệ phí,...

Bạn chỉ được chọn ngày và thời gian định sẵn theo bảng danh sách (thay đổi tùy vào thời điểm nộp hồ sơ).

Bước 5: Nộp tờ khai và nhập mã xác nhận

Sau khi nhập mã xác nhận, bạn sẽ được nhận mã tờ khai từ hệ thống ghi đầy đủ thông tin ngày giờ lên làm thủ tục trực tiếp.

Lưu ý:

Các cách trên chỉ áp dụng tại TP.HCM.

Các giấy tờ như CMND cũ hay sổ hộ khẩu cần được mang theo.

Hiện tại chỉ có một số khu vực được đăng ký online qua Zalo như Công an quận 4, quận 11, quận Tân Phú,... Khi nhập tên tìm kiếm, bạn bấm qua phần Official Account để chắc chắn là tài khoản chính thức của Bộ Công an.

Mời các bạn tham khảo những bài viết khác về Hành chínhDân sự tại mục Hỏi đáp Pháp luật của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
2 198
0 Bình luận
Sắp xếp theo