Có bắt buộc phải cài VNeID năm 2024 không?

Có bắt buộc phải cài VNeID không? là thắc mắc của nhiều người. VNeID là gì? Sự ra đời của "VNeID - Tài khoản định danh điện tử" đã hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cùng tìm hiểu Quy định về việc có bắt buộc cài đặt VNeID không mới nhất năm 2023 của HoaTieu.vn dưới đây.

1. VNeID là gì? VNeID mức 2 là gì?

VNeID
VNeID là gì?

1.1. VNeID là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử có định nghĩa VNeID như sau:

“VNelD” là ứng dụng trên thiết bị số; “dinhdanhdientu.gov.vn”, “vneid.gov.vn” là trang thông tin định danh điện tử do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.

VNeID - một ứng dụng di động phát triển bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an, có chức năng sử dụng cơ sở dữ liệu định danh, dân cư và xác thực điện tử. Đây là một ứng dụng đầu tiên trong số các ứng dụng số được phát hành cho người dân và du khách nước ngoài đang sinh sống hoặc tạm trú tại Việt Nam. Tính bảo mật của VNeID này được đảm bảo rất cao.

VNeID cung cấp tính năng tích hợp thông tin người dùng và chức năng đa dạng, thay thế thẻ căn cước công dân gắn chip và các giấy tờ cá nhân khác bằng việc tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của người dùng. Điều này giúp giảm thiểu việc mang theo nhiều giấy tờ và nguy cơ mất mát.

Ứng dụng VNeID được phát triển để thay thế giấy tờ truyền thống trong việc xác thực công dân thông qua nền tảng kỹ thuật số. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp các tiện ích về chính phủ số, xã hội số, phát triển dân số và hỗ trợ công dân khai báo y tế và di chuyển nội địa một cách đơn giản và nhanh chóng.

Tham khảo thêm:

1.2. VNeID mức 2 là gì?

VNeID mức 2 là mức độ cao nhất của tài khoản định danh cá nhân. Để xác thực VNeID mức 2 cần đăng ký trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền và có sự tham gia của các cán bộ công an xác nhận. Khác với VNeID mức 1, là người dân có thể chủ động khai báo trên app, thì với VNeID mức 2, người dân cần đến nơi thực hiện đăng ký tại các cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc địa điểm từng thực hiện thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) và cung cấp những thông tin cần thiết cho cán bộ công an như: xuất trình CCCD gắn chip, số điện thoại, email, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm và các giấy tờ khác để tích hợp vào hệ thống định danh điện tử mức 2. Cán bộ công an có thẩm quyền sẽ thông báo kết quả đăng ký ngay lập tức, trong trường hợp không có kết quả trực tiếp sẽ được thông báo qua ứng dụng VNeID, tin nhắn SMS hoặc thư điện tử.

VNeID mức 2 là tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Đồng thời, được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu...

2. Tài khoản định danh điện tử có bắt buộc không?

Hiện nay, Nghị định số 59/2022/NĐ-CP không có quy định nào bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử cũng như tải app VNeID.

Thực tế, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử đã được khuyến khích, kêu gọi tại một số địa phương để phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan nhà nước, tiến tới gia tăng tỷ lệ giải quyết dịch vụ công trực tuyến và nhiệm vụ của Đề án 06 Chính phủ về phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Tham khảo thêm:

3. Có bắt buộc phải cài VNeID không?

Có bắt buộc phải cài đặt VNeID không?
Có bắt buộc phải cài đặt VNeID không?

Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định thì hiện nay, không có quy định nào bắt buộc người dân phải đăng ký sử dụng VNeID cũng như tải app VNeID.

Thực tế, cũng có nhiều chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án phát triển định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Dù không bắt buộc nhưng theo xu thế chung và sự tiện lợi, nhanh chóng trong thực hiện thì mỗi người dân nên làm định danh để hưởng những lợi ích sau: Giúp công dân có thể thay thế CCCD gắn chíp và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID như: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế ...đảm bảo thực hiện đúng, đủ, nhanh quyền lợi của công dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 808
0 Bình luận
Sắp xếp theo