Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?

Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không? Đăng ký tài khoản định danh điện tử cần phải có số điện thoại và email nhằm kích hoạt tài khoản. Nhiều người thắc mắc rằng có cần thiết đăng ký tài khoản định danh điện tử bằng số điện thoại chính chủ không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Trình tự thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Căn cứ vào điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam

1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử

a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.

b) Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.

c) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

a) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:

Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.

Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.

b) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Như vậy có thể thấy trong quy định này cũng nêu rõ công dân phải cung cấp số điện thoại khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, để kích hoạt thông tin tài khoản.

Tuy nhiên trong quy định này cũng chưa nêu rõ việc có yêu cầu sim chính chủ hay không.

Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?
Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?

2. Quy định về sim chưa chính chủ

Quy định về chuẩn hoá sim chính chủ được yêu cầu và thực hiện tử lâu nhưng hiện nay vẫn nhiều sim điện thoại chưa chính chủ và chưa có thông tin chuẩn hoá. Cụ thể theo điểm e khoản 8 điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP quy định như sau:

8. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:

....

e) Đối với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều này.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo đồng thời thông báo thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều sau 15 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều đồng thời thông báo thuê bao sẽ được thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày tiếp theo nếu không thực hiện.

Thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện;

Như vậy có thể thấy trong Nghị định này nhà nước yêu cầu các cơ quan viễn thông cần tuân thủ chặt chẽ về việc chuẩn hoá thông tin cho khách hàng sử dụng số điện thoại và áp dụng biện pháp mạnh tay để công dân cung cấp thông tin chuẩn hoá trong số điện thoại nhằm hạn chế sim rác.

Cũng có thể thấy rõ trong quy định này hiện đang thực hiện dần chuẩn hoá thông tin thuê bao số điện thoại mà những thuê bao đã sử dụng mà chưa chuẩn hoá sẽ bị khoá sim và cắt hợp đồng. Nghĩa là những sim chưa chính chủ sẽ được bán lại cho người khác sau khi cắt sim cũ.

3. Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không?

Từ hai nội dung trên bạn đọc có thể thấy rõ việc quy định sử dụng sim chính chủ để đăng ký tài khoản định danh điện tử không được pháp luật đề cập. Cùng với đó thì quy định về sim chuẩn hoá thông tin chính chủ đang được thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Điều này có nghĩa là nhà nước chưa bắt buộc sử dụng số điện thoại chính chủ để đăng ký tài khoản định danh điện tử nhưng khuyến khích người dân thực hiện vì khi sử dụng sim chưa chính chủ sẽ có bảo mật không an toàn.

Sim chính chủ sẽ vô cùng tiện lợi khi bạn bị mất sim thì có thể ra các điểm giao dịch viễn thông để xin cấp lại sim bằng chính số mà bạn đã mất vì bạn đã đăng ký số chính chủ.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử, có cần số điện thoại chính chủ không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 9.952
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm