Số định danh cá nhân là gì?

Bỏ sổ hộ khẩu quản lý bằng số định danh. Đây chính là một trong các nội dung được người dân quan tâm nhất tại Dự thảo “Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến quản lý dân cư”. Vậy số định danh cá nhân là gì? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Một số điều cần biết về định danh cá nhân

2. Số định danh cá nhân là gì?

Mã số định danh chính là số hóa thông tin của công dân trong việc quản lý của cơ quan nhà nước. Cha mẹ của trẻ khi hoàn tất điền thông tin qua phần mềm liên thông một cửa, cán bộ tư pháp sẽ kiểm tra và hỏi lại một lần nữa. Nếu không sửa đổi, dữ liệu được chuyển sang phần mềm của Bộ Tư pháp và Bộ Công an. 2-3 giây sau, hệ thống tự động của Bộ Công an sẽ cấp mã số định danh ngẫu nhiên về phần mềm đăng ký khai sinh tại UBND phường, xã để cán bộ tư pháp hoàn thiện vào giấy khai sinh.

Số định danh cá nhân theo giấy khai sinh hoặc số Căn cước công dân

Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Về cấu trúc: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Số định danh cá nhân được cấp cho công dân từ khi làm Giấy khai sinh đến khi khai tử. Khi Công dân đủ tuổi làm thẻ căn cước công dân (Từ đủ 14 tuổi), số định danh cá nhân sẽ trở thành số thẻ căn cước công dân.

Đối với người đã khai sinh nhưng chưa có số định danh cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền sẽ lấy số thẻ căn cước công dân làm số định danh.

3. Số định danh cá nhân được lấy từ đâu

Đối với người đã khai sinh nhưng chưa có số định danh cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền sẽ lấy số thẻ căn cước công dân làm số định danh.

Đối với trẻ mới sinh, mã số định danh in trong giấy khai sinh chính là số thẻ căn cước công dân của trẻ khi lớn lên, từ năm 2020 cả nước sẽ hoàn tất việc này.

4. Thủ tục cấp số định danh cá nhân

Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký Khai sinh:

Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Quê quán;
  • Dân tộc;
  • Quốc tịch;
  • Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.

Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định trên cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú:

Công dân đã đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân theo quy định thì khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân có trách nhiệm thu thập, chuyển các thông tin về công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an; trong đó ít nhất phải có các thông tin sau:

  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Quê quán;
  • Dân tộc;
  • Quốc tịch;
  • Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp;
  • Nơi thường trú;
  • Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.

Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an kiểm tra thông tin của công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 8.223
0 Bình luận
Sắp xếp theo