Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là gì? Đây là một hoạt động chuyên môn có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong các giao dịch liên quan đến tài sản. Chúng ta có thể bắt gặp thẩm định giá trong quá trình giao dịch mua bán động sản, bất động sản, trong quá trình cho vay thế chấp hay tranh chấp tài sản. Hoa Tiêu mời các bạn cùng đi tìm hiểu khái niệm cụ thể này qua bài viết sau.

1. Thẩm định giá là gì?

Căn cứ tại Khoản 16 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Thẩm định giá là hoạt động tư vấn xác định giá trị của tài sản thẩm định giá tại một địa điểm, thời điểm, phục vụ cho mục đích nhất định do doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá thực hiện theo Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam.

Hiểu một cách cụ thể hơn, đây là quá trình xác định giá trị bằng tiền của một tài sản tại một thời điểm và địa điểm nhất định, dựa trên các tiêu chuẩn, phương pháp và dữ liệu thị trường cụ thể. Nói cách khác, thẩm định giá là việc đánh giá một cách khách quan giá trị thực tế của một tài sản, bất kể đó là bất động sản, máy móc thiết bị, hàng hóa hay các loại tài sản khác.

2. Trường hợp nào phải thẩm định giá?

Việc thẩm định giá là cần thiết trong nhiều trường hợp, giúp đảm bảo tính chính xác, khách quan và minh bạch trong các giao dịch, hoạt động kinh tế và pháp lý.

Căn cứ theo quy định tại Luật Giá 2023, Nghị định số 89/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tới thẩm định giá; một số trường hợp điển hình mà việc thẩm định giá là bắt buộc hoặc cần thiết gồm:

- Trong giao dịch mua bán:

+ Bất động sản: Khi mua bán nhà đất, căn hộ, đất nền,... việc thẩm định giá giúp xác định giá trị thực của tài sản, đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán.

+ Xe ô tô: Thẩm định giá xe ô tô cũ giúp xác định tình trạng kỹ thuật và giá trị hợp lý của xe.

+ Máy móc, thiết bị: Thẩm định giá để xác định giá trị thanh lý, bảo hiểm hoặc chuyển nhượng.

+ Doanh nghiệp: Thẩm định giá doanh nghiệp để định giá cổ phần, mua bán sáp nhập,...

- Trong hoạt động ngân hàng:

+ Cho vay thế chấp: Ngân hàng sẽ thẩm định giá tài sản thế chấp để đảm bảo giá trị tài sản đủ để đảm bảo khoản vay.

+ Đánh giá rủi ro tài chính: Thẩm định giá giúp ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng khi cho vay.

- Trong các lĩnh vực liên quan đến pháp lý:

+ Tranh chấp tài sản: Thẩm định giá để xác định giá trị tài sản trong các vụ kiện.

+ Chia thừa kế: Thẩm định giá tài sản để phân chia tài sản thừa kế.

Ngoài các trường hợp trên, thẩm định giá còn được sử dụng khi tính thuế tài sản hoặc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước và cho nhiều mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thẩm định giá là gì? Trường hợp nào phải thẩm định giá? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 19
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm