Lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tổ chức quân đội có chức năng gì?
Lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tổ chức quân đội có chức năng gì? Ai trong chúng ta cũng biết đến những chiến sĩ canh gác tại biên giới quốc gia hay cửa khẩu. Nhưng chức năng của họ ngoài công việc canh gác đó ra còn có những chức năng nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Những chức năng của Bộ đội Biên Phòng
1. Bộ đội Biên Phòng là gì?
Theo khoản 1 điều 2 Luật biên phòng 2020 quy định: "Biên phòng là tổng thể các hoạt động, biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc."
Bộ đội biên phòng là những cán bộ chiến sĩ thực hiện công việc bảo vệ biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế bộ đội biên phòng.
Bộ đội biên phòng là một thành phần của quân đội nhân dân Việt Nam, có vị trí là một quân chủng thực hiện các chức năng cụ thể của riêng mình nhằm bảo vệ lãnh thổ của quốc gia và an ninh biên giới.
2. Chức năng của Bộ đội Biên Phòng
Bộ đội biên phòng có chức năng chủ yếu như sau:
- Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về pháp luật biên phòng. Những đề xuất của bộ đội biên phòng nhằm xây dựng những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong khu vực biên giới và cửa khẩu giữa các nước.
- Thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở biên giới, cửa khẩu.
3. Nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng
Nhiệm vụ cụ thể của bộ đội biên phòng trong công tác canh giữ và quản lý biên giới và cửa khẩu quốc gia là:
- Thu thập thông tin, phân tích và đánh giá, đưa ra những dự đoán, đề xuất về pháp luật biên phòng cho Bộ quốc phòng, Đảng và Nhà nước.
- Đánh giá và đưa ra dự đoán, đề xuất cho Bộ quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, về an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực cửa khẩu và xây dựng lực lượng biên phòng.
- Thực hiện công tác quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm những mốc giới đường biên giới, cửa khẩu.
- Bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới nước mình và luôn để phòng, đấu tranh với tội phạm, thế lực thù địch ở khi vực biên giới.
- Kiểm soát xuất nhập cảnh ở khu vực cửa khẩu và qua lại biên giới.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.
- Làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới, xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.
- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
Như vậy công tác bảo vệ biên phòng là những công tác quan trọng nhằm củng cố vững chắc biên giới nước nhà, củng cố cho hệ thống quốc phòng của nước ta được chặt chẽ chống những kẻ âm mưu xâm lược. Công tác này còn nhằm phát triển đời sống cư dân khu vực biên giới để người dân nắm chắc lấy phần nước, đất của quốc gia mình không để thế lực thù địch thôn tính. Vậy nên bộ đội biên phòng là một trong những lực lượng quan trọng cần được quan tâm và xây dựng trong hệ thống quân sự Việt Nam.
Trên đây là những phân tích, tìm hiểu của Hoa Tiêu về câu hỏi Lực lượng Bộ đội Biên phòng trong tổ chức quân đội có chức năng gì? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phong tục tập quán là gì?
Cạnh tranh là gì?
Chơi tài xỉu online có bị đi tù 2024?
Quy trình kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm 2024
Khi có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, xử lý thế nào?
Hồ sơ đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch 2024
Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường
Sinh viên không đóng bảo hiểm y tế có sao không 2024?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
Các bài viết hay mục Là gì?
Tuổi đảng là gì? Cách tính tuổi đảng của đảng viên 2024
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 2024
Tội làm nhục người khác là gì?
Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là 2024?
Các đối tượng không thể trở thành xã viên hợp tác xã 2024
Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được nhà nước trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi?