Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không? Giải đáp 2024
Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không 2024? Khi có người thân của mình cần phải truyền máu trong quá trình điều trị, nhiều bạn đọc không biết liệu truyền máu có được thực hiện trực tiếp giữa người thân với nhau không? Hay người thân có được truyền máu miễn phí khi có giấy chứng nhận hiến máu? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Người cùng huyết thống có truyền máu cho nhau được không?
- Video Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không?
- 1. Người thân trực hệ là gì?
- 2. Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không?
- 3. Người thân có được truyền máu miễn phí bằng giấy chứng nhận hiến máu?
- 4. Nguyên tắc hoạt động truyền máu
- 5. Tại sao người thân trực hệ không được truyền máu cho nhau? Có đúng không?
Video Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không?
1. Người thân trực hệ là gì?
Khi tìm hiểu câu hỏi Người thân trực hệ có truyền máu được không thì chúng ta cần hiểu về khái niệm Người thân trực hệ là gì? Căn cứ vào khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Như vậy người thân trực hệ là quan hệ huyết thống theo chiều dọc theo pháp luật.
Ví dụ người thân trực hệ
Ông nội sinh ra bố, bố sinh ra bạn thì mối quan hệ của ông - bố - bạn là người cùng huyết thống trực hệ. Còn mối quan hệ giữa bố bạn - anh trai bạn - bạn không phải là quan hệ huyết thống trực hệ.
Bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết: Người thân trực hệ là gì?
2. Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không?
Cùng huyết thống có truyền máu được không? Hiện nay nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề người cùng huyết thống sẽ không truyền máu cho nhau được, vậy điều này có đúng hay không?
Câu trả lời là người thân trực hệ có thể truyền máu cho nhau, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc và quy định trong y học. Bởi vì việc truyền máu trong y học là hoàn toàn bình đẳng như nhau, không phân biệt bởi yếu tố về giới tính hay huyết thống.
Cụ thể trước khi truyền máu thì người truyền máu sẽ được kiểm tra máu có phù hợp với người nhận hay không. Đây là yếu tố quan trọng khi truyền máu, nên những bác sĩ sẽ kiểm tra nhóm máu, kiểm tra tính phù hợp của máu người cho và nhận, nếu phù hợp mới được tiến hành lấy máu.
Vì thế nên nếu như người cùng chung huyết thống, trực hệ nhưng không cùng nhóm máu hay nhóm máu không phù hợp để cho và nhận thì cũng không thể truyền máu.
Ngoài ra việc truyền máu phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu theo quy định pháp luật tại mục 4 dưới đây.
3. Người thân có được truyền máu miễn phí bằng giấy chứng nhận hiến máu?
Đây cũng là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mà bản thân có giấy chứng nhận hiến máu và mong chuyển giấy chứng nhận đó cho người thân của mình được hưởng. Nhưng có được hay không?
Câu trả lời là Không. Bởi trong giấy chứng nhận hiến máu đã ghi rõ nội dung là "Có giá trị để truyền máu miễn phí bằng số lượng máu đã hiến, khi bản thân người hiến máu có nhu cầu sử dụng máu, tại tất cả các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc."
Như vậy giấy chứng nhận hiến máu chỉ được sử dụng với người đã hiến máu, chỉ người hiến mới được nhận lại lượng máu miễn phí của bản thân mình.
4. Nguyên tắc hoạt động truyền máu
Căn cứ vào điều 3 Thông tư 26/2013/TT-BYT quy định về nguyên tắc truyền máu như sau:
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
1. Vì mục đích nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận.
2. Bảo đảm tự nguyện đối với người hiến máu; không ép buộc người khác hiến máu, thành phần máu.
3. Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
4. Giữ bí mật các thông tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu và chế phẩm máu.
5. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu, chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan.
6. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với người bệnh.
Như vậy việc truyền máu giữa những người thân trực hệ, cùng huyết thông vẫn phải là hành động tự nguyện, không ép buộc và lấy lượng máu hợp lý từ người cho máu, không được truyền máu vì mục đích lợi ích và phi nhân đạo.
5. Tại sao người thân trực hệ không được truyền máu cho nhau? Có đúng không?
Có những câu hỏi như tại sao người thân trực hệ không được truyền máu? Lí luận đưa ra là: "Huyết thống trực hệ không thể truyền máu cho nhau. Bởi vì HLA (kháng nguyên bạch cầu) của tế bào tạo máu của người cho và người nhận tương tự nhau, nên hệ miễn dịch của người nhận máu sẽ coi các tế bào lympho của người cho máu là “bạn”. Do đó, tế bào lympho của người cho máu sẽ nguyên phân nhân lên nhiều lần trong cơ thể người nhận máu, dần dần “tú hú chiếm tổ” tấn công lại máu chủ, điều này sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và hệ thống tạo máu, dẫn đến bệnh ghép chống chủ (GVHD) với tỷ lệ tử vong cao."
Tuy nhiên theo trả lời của PGS.TS. Lý Tuấn Khải - Khoa Huyết học Bệnh viện TWQĐ 108 thì thông tin đó không đúng, không hiểu nguồn thông tin này lấy từ đâu và có chính thống không?.
PGS.TS. Lý Tuấn Khải cho biết: Điều quan trọng tước khi truyền các chế phẩm máu (hiện nay thường không truyền máu toàn phần, mà người bệnh thiếu gì truyền nấy, tuỳ theo người bênh có thể truyền khối hồng câu, khối tiểu cầu, huyết tương tươi đông lạnh…) người đều phải làm xét nghiệm định nhóm máu ABO và Rh (Khi có chỉ định truyền đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu). Sau đó sẽ chọn túi chế phẩm máu cùng nhóm máu ABO và Rh; tiến hành làm xét nghiệm hoà hợp miễn dịch giữa máu người nhận và túi chế phẩm máu, khi kết quả xét nghiệm hoà hợp miễn dịch âm tính thì mới truyền túi sản phẩm máu đó cho người bệnh. Do vậy nếu người cùng huyết thống mà không cùng hệ nhóm máu cùng không thể truyền cho nhau được. Các tế bào máu nói chung và tế bào bạch cầu lympho nói riêng trong túi máu là các tế bào đã trưởng thành, chúng chỉ tồn tại trong máu tuần một thời gian nhất định (tuỳ loại tế bào, bạch cầu chỉ tồn tại trong máu tuần hoàn 4-8h và khoảng 4-5 ngày trong các mô cần chúng) và không có sự nhân lên ở các tế bào này. Do đó sẽ không xảy ra các vấn đề như lí luận trên về khi nhận máu từ người cho cùng huyết thống.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Người thân trực hệ có truyền máu được không? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bảng giá đất 63 tỉnh thành Việt Nam 2024
82 biểu hiện suy thoái của Đảng viên
Quyền bất khả xâm phạm của trẻ em
Tố cáo đảng viên vi phạm đúng quy định 2024
Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không 2024?
Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Cách đeo Huy hiệu Cựu chiến binh
Giấy tờ minh chứng ưu tiên theo khu vực 1, 2, 3 mới nhất 2024
Gợi ý cho bạn
-
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô được quy định như thế nào?
-
Người điều khiển xe môtô dưới 50 phân khối bắt buộc phải có giấy tờ gì?
-
Đi thi đánh giá năng lực cần mang những gì?
-
Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
-
Kinh doanh đa cấp là gì? Dấu hiệu kinh doanh đa cấp bất chính?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công