Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai?
Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai? Đây là một câu hỏi có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi sự tồn tại của nhà nước luôn là vấn đề gây tranh cãi từ xưa đến nay. Vậy hôm nay, cùng với Hoatieu.vn tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội đúng hay sai?
- 1. Nhà nước là gì?
- 2. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai?
- 3. Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cữu, bất biến là quan điểm của ai?
- 4. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định đúng hay sai?
- 5. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng vĩnh cửu và bất biến, điều này có đúng?
1. Nhà nước là gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu Nhà nước là gì? Nguồn gốc và bản chất của nhà nước? Những lý luận về Nhà nước dựa trên học thuyết Mác - Lênin.
1.1. Nguồn gốc của Nhà nước
Trong giai đoạn công xã nguyên thủy, nền tảng vật chất đến từ lao động tập thể và quyền sở hữu chung đối với tài sản của thị tộc, tài sản được phân phối bình quân. Sự phân chia lao động thời này không xuất phát từ sự khác biệt giai cấp mà xuất phát từ việc mỗi người sẽ thực hiện những nhiệm vụ phù hợp, giúp ích cho sự phát triển của thị tộc. Người đứng đầu thị tộc không có đặc quyền riêng, họ quản lý cộng đồng dựa trên uy tín của bản thân.
=> Trong giai đoạn công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước.
Khi công cụ lao động mới xuất hiện làm tăng năng suất lao động và sự phân công lao động được chuyên môn hóa hơn đã dẫn đến sự phân hóa tài sản, xuất hiện chế độ tư hữu. Trong xã hội sẽ có những người có địa vị trong cộng đồng, lợi dụng ưu thế của mình để chiếm đoạt của cải dư thừa của tập thể; ngoài ra, chiến tranh giữa các bộ lạc khiến lượng của cải và tù binh rơi vào tay bộ lạc chiến thắng... Quá trình chuyển cư mạnh mẽ do những hoạt động thương nghiệp, sự thay đổi nghề nghiệp… đã xuất hiện những công xã láng giềng và xã hội hình thành những tập đoàn người có địa vị kinh tế – xã hội khác hẳn nhau:
+ Tập đoàn thứ nhất bao gồm các quý tộc thị tộc – bộ lạc, các tăng lữ, thương nhân giàu có và một số ít thợ thủ công, nông dân tích luỹ được nhiều của cải. Họ không đông về số lượng nhưng nắm giữ phần lớn tài sản của xã hội => Dần hình thành giai cấp chủ nô, những người có cả tài sản và quyền lực.
+ Tập đoàn thứ hai bao gồm đông đảo nông dân và thợ thủ công. Họ có chút ít tài sản và luôn bị chèn ép, chịu sự chi phối của tập đoàn thứ nhất => Đây là giai cấp bình dân.
+ Tập đoàn thứ ba gồm các tù binh, người phạm tội, người bị phá sản. Họ không có tài sản và quyền tự do, phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ sở hữu họ => Giai cấp nô lệ.
=> Sự hình thành các giai cấp đòi hỏi phải xuất hiện một thứ quyền lực công cộng đặc biệt, chỉ thuộc về giai cấp thống trị, bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp thống trị. Đó chính là nhà nước.
Như vậy, tiền đề cho sự ra đời của nhà nước là chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội hình thành các giai cấp.
V.I.Lênin cũng đã làm rõ hơn về nguồn gốc cho sự hình thành, phát triển của đất nước như sau: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được". => Điều này đã chúng tỏ Nhà nước là một hiện tượng lịch sử; sự hình thành, phát triển hay tồn vong của Nhà nước sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Nhà nước của giai cấp thống trị này hoàn toàn có thể bị thay thế bởi Nhà nước của giai cấp thống trị khác.
1.2. Khái niệm Nhà nước là gì?
Nhà nước là khái niệm mà người dân ở mọi thành phần giai cấp đều đã nghe qua nhưng hiểu rõ thì chưa phải ai cũng biết. Nói một cách đơn giản, chung nhất, khái niệm Nhà nước là một tổ chức chính trị xã hội hoàn thiện, bao gồm có các giai cấp, chính quyền, dân cư độc lập và lãnh thổ xác định. Hiểu một cách đơn giản, nhà nước có quyền lực, luật pháp để thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự trong vùng lãnh thổ nhất định.
Nhà nước là để đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội và nhân dân. Nhà nước chỉ có thể tồn tại khi nhà nước bảo vệ lợi ích của toàn dân chứ không chỉ vì lợi ích của riêng giai cấp cầm quyền.
1.3. Bản chất của Nhà nước
Có thể thấy, từ nguồn gốc, cơ sở cho sự ra đời của Nhà nước, các nhà kinh điển Mác xít đã chỉ rõ bản chất của Nhà nước mang tính giai cấp (chức năng giai cấp) và tính xã hội (chức năng xã hội).
Vậy, nhà nước ra đời nhằm tạo thiết chế để bảo vệ quyền, lợi ích, địa vị thống trị của giai cấp có quyền lực và của cải nhiều nhất trong xã hội, gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Đồng thời, nhà nước thành lập còn nhằm duy trì trật tự xã hội và điều hòa lợi ích trong xã hội theo trật tự mà giai cấp thống trị mong muốn. Vì thế V.I. Lênin khẳng định: “Nhà nước là một bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác”.
Tuy nhiên, vì Nhà nước cũng có tính xã hội (chức năng xã hội). Do đó, giai cấp thống trị cũng không phải đảm bảo một ít quyền, lợi ích hợp pháp của các giai cấp khác, kể cả giai cấp đối lập trong xã hội để bảo vệ sự thống trị của mình và suy trì ổn định, phát triển xã hội.
Tính xã hội là một thuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước sẽ không tồn tại được nếu không quan tâm đến quyền lợi của giai tầng khác, không giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. Mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội không hoàn toàn giống nhau ở các nhà nước và ngay cả trong một nhà nước nhưng vào những giai đoạn lịch sử khác nhau do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, bối cảnh quốc tế, trình độ nhận thức và quan điểm đạo đức chính trị của nhà cầm quyền, trình độ và nhu cầu của các cá nhân, xã hội…
Ví dụ: Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Hiến pháp xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều này có nghĩa là:
+ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp và pháp luạt.
+ Các cơ quan quản lý trong hệ thống chính trị có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với mọi tầng lớp nhân dân, hoạt động trong sự giám sát của nhân dân và phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
+ Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân. Bên cạnh đó, người dân cũng phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật để xây dựng xã hội trật tự, có kỷ cương, kỷ luật tốt.
2. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai?
Từ phân tích khái niệm, nguồn gốc, bản chất của Nhà nước, có thể khẳng định rằng: Nhận định "Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội" là hoàn toàn sai.
Bởi Nhà nước là một hiện tượng lịch sử - xã hội, nó ra đời, hình thành và phát triển theo nhu cầu xã hội. Nhà nước có thể biến mất khi mâu thuẫn giai cấp và giai cấp thống trị không còn tồn tại.
Theo Chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được. Vì nhà nước ra đời như là công cụ đàn áp giai cấp của giai cấp thống trị cho nên giai cấp bị trị cũng có thể hình thành một nhà nước khác để đàn áp giai cấp thống trị.
Như vậy nhà nước ra đời vì nhu cầu quản lý xã hội. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Từ lý luận trên chúng ta hiểu được rằng: khi giai cấp thống trị không còn thì nhà nước gắn liền với giai cấp đó cũng mất đi. Và khi giai cấp thống trị không còn đồng nghĩa với việc mâu thuẫn đối kháng giai cấp mất đi thì chức năng giai cấp của nhà nước cũng mất đi chỉ còn lại duy nhất chức năng xã hội, lúc đó thì nhà nước trở thành thiết chế tự quản trong xã hội và thực hiện các chức năng xã hội thuần túy vì cộng đồng.
Nhà nước mất đi không phải do ý chí chủ quan của một chủ thể nào trong xã hội mà hoàn toàn là quá trình tự nhiên dựa vào sự vận động khách quan của xã hội loài người. Dù giai cấp thống trị bằng cách này hay cách khác để cố giữ địa vị thống trị của mình thì sớm hay muộn nhà nước của giai cấp thống trị đó sẽ bị mất đi khi điều kiện kinh tế và xã hội của giai cấp này mất đi. Vậy nên sự tiêu vong của nhà nước là điều hiển nhiên theo quy luật không thể thay đổi được nhằm để xã hội con người phát triển lên một mức cao hơn.
3. Nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cữu, bất biến là quan điểm của ai?
Nhà nước không phải là những hiện tượng vĩnh cửu, bất biến là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Quan niệm này là một trong những đóng góp quan trọng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào kho tàng tư tưởng của nhân loại. Giúp chúng ta có cái nhìn khoa học về nhà nước và xã hội, từ đó định hướng cho hoạt động cách mạng và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
4. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định đúng hay sai?
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định là một khái quát đúng, điều này đã được chứng minh qua quá trình lịch sử và phát triển của xã hội hàng ngàn năm.
Nhà nước luôn vận động, phát triển và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật.
5. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng vĩnh cửu và bất biến, điều này có đúng?
Nhà nước và pháp luật hoàn toàn không phải là hiện tượng vĩnh cữu và bất biến. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước và pháp luật chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Như đã phân tích ở trên, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và sẽ tiêu vong khi xã hội không còn giai cấp. Điều này chứng tỏ nhà nước là một hiện tượng lịch sử, có sự ra đời, phát triển và sẽ kết thúc.
Và pháp luật là công cụ của nhà nước, nó được xây dựng và thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ. Khi xã hội thay đổi, pháp luật cũng phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới.
Như vậy, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội có tính lịch sử, chúng luôn luôn thay đổi và phát triển theo sự vận động của xã hội. Bên cạnh đó, để thích ứng với những thay đổi này, nhà nước và pháp luật cũng sẽ không ngừng hoàn thiện.
Trên đây là những tìm hiểu của Hoa tiêu về vấn đề Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội đúng hay sai?
Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật dưới đây:
- Chia sẻ:Vũ Thị Uyên
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Tại nơi đường sắt giao cắt đường bộ quyền ưu tiên thuộc về phương tiện nào?
-
Người thân trực hệ có truyền máu cho nhau được không? Giải đáp 2024
-
Trong thời bình thời gian huấn luyện quân sự giáo dục chính trị pháp luật hàng năm đối với dân quân tự vệ thường trực là?
-
Ai được coi là người sáng lập ra Chủ nghĩa thực dụng?
-
23 tuổi có được thi Công an, Quân đội không?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Là gì?
Tiền phúng điếu là gì?
Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?
Di sản văn hóa là gì? Ý nghĩa di sản văn hóa?
Mặt hạn chế của cạnh tranh?
Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
Các đối tượng không thể trở thành xã viên hợp tác xã 2024