Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không?

Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Là một câu hỏi mà nhiều người băn khoăn không biết tìm ra câu trả lời thoả đáng cho đúng. Hôm nay cùng Hoatieu.vn phân tích và giải đáp thắc mắc để tìm ra câu trả lời nhé.

1. Nhà nước là gì?

Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên, trước hết bạn cần hiểu nhà nước là gì?

Nhà nước là một tổ chức nắm trong tay quyền lực, chính trị xã hội có giai cấp, lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập nhằm thiết lập những quy định giữ vững trật tự xã hội.

2. Có mấy kiểu nhà nước

Được biết đã có 4 kiểu nhà nước được hình thành trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại:

  • Nhà nước chủ nô: Nhà nước mang bản chất của giai cấp chủ nô, bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô và trấn áp nô lệ trong xã hội.
  • Nhà nước phong kiến: Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ, vua chúa là trung tâm để bóc lột nhân dân, có quan lại, binh lính để áp bức nhân dân.
  • Nhà nước tư sản: Nhà nước mang đặc điểm tư hữu về tư liệu sản xuất, nhà nước của giai cấp tư sản (tầng lớp thượng lưu).
  • Nhà nước vô sản hay còn gọi là nhà nước xã hội chủ nghĩa: Là nhà nước của giai cấp vô sản mang đặc điểm của giai cấp công nhân, giai cấp chịu nhiều áp bức xã hội.

Đất nước ta đã trải qua hình thức nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Mỗi hình thức nhà nước đại diện cho một thời kỳ khác nhau của nhân loại. Để bước sang chế độ xã hội chủ nghĩa cần trải qua nhà nước tư bản chủ nghĩa. Nhưng đất nước ta có tiến trình phát triển đặc biệt khi mà bỏ qua nhà nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên nhà nước ta đã ứng dụng chuyển giao nền khoa học kinh tế của tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Vì sao?

3. Nguồn gốc của nhà nước

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin thì nhà nước được ra đời là do giai cấp và mâu thuẫn giai cấp mà hình thành để giai cấp trên thống trị cấp dưới bằng những văn bản pháp luật ban hành. Tuy nhiên với quan điểm Mác Lênin thì việc xây dựng một nhà nước cần có sự công bằng và bình đẳng nên cần có những tư tưởng cốt lõi như sau:

  • Bản chất dân chủ trong nhà nước: nghĩa là một nhà nước phải là do nhân dân nắm quyền, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân.
  • Chủ thể nhà nước phải thuộc về đa số nhân dân.
  • Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước pháp quyền.
  • Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, kiểm soát này phải bắt nguồn từ nhân dân.

Như vậy để hình thành nhà nước cũng cần có đầy đủ những yếu tố nhất định nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng cho nhân dân. Nhà nước phải luôn có cốt lõi là do nhân dân, vì nhân dân đi lên thì mới có thể phát triển vững mạnh. Nhà nước là một phần nhỏ của xã hội được xây dựng nhằm quản lý điều hành các hoạt động xã hội.

4. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất của nhà nước là một vấn đề phức tạp, đã được các nhà triết học, nhà khoa học chính trị nghiên cứu và tranh luận suốt nhiều thế kỷ. Không có một định nghĩa duy nhất được tất cả mọi người đồng thuận, bởi vì bản chất của nhà nước có thể thay đổi tùy thuộc vào thời đại, xã hội và hệ tư tưởng.

Bản chất của nhà nước được chia thành bản chất xã hội bản chất giai cấp, cụ thể như sau:

Bản chất xã hội của nhà nước

Thứ nhất, nhà nước không thể tồn tại và hoạt động độc lập với xã hội. Bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện trong sự tương tác giữa nhà nước và các thành phần xã hội khác, bao gồm các tầng lớp, giai cấp, nhóm người và cá nhân. Qua sự tương tác này, nhà nước tác động lên xã hội và ngược lại, đồng thời xã hội cũng ảnh hưởng đến nhà nước.

Thứ hai, bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện qua việc quản lý và thực thi quyền lực. Nhà nước có quyền lực và có khả năng tạo ra quyết định, áp dụng chính sách và ảnh hưởng đến lợi ích của các tầng lớp, giai cấp cũng như cá nhân trong xã hội. Bản chất xã hội của nhà nước đồng thời cũng phản ánh sự phân chia và cạnh tranh về quyền lực và lợi ích trong xã hội.

Thứ ba, Nhà nước không chỉ đóng vai trò quản lý và điều hành xã hội, mà còn có mục tiêu và chức năng xã hội cụ thể. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua việc đảm bảo trật tự, bình đẳng, công bằng và phát triển xã hội. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và duy trì các cơ sở hạ tầng, cung cấp các dịch vụ cơ bản, đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của cộng đồng.

Thứ tư, bản chất xã hội của nhà nước cũng phản ánh mâu thuẫn và xung đột giữa các thành phần xã hội. Nhà nước thể hiện vai trò bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và kiểm soát các lực lượng xã hội khác. Tuy nhiên, sự phản kháng và tranh đấu của các tầng lớp và giai cấp bị áp bức cũng tạo ra áp lực và thách thức đối với nhà nước.

Thứ năm, bản chất xã hội của nhà nước phản ánh quyền lực dân chủ và tham gia của người dân trong việc xác định chính sách và quyết định của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thường đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu và thúc đẩy tham gia dân chủ trong quá trình quản lý và hoạt động nhà nước.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước không tồn tại độc lập khỏi sự phân chia và xung đột giai cấp trong xã hội. Bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh sự tương tác và quan hệ giữa các tầng lớp xã hội, bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị áp bức. Nhà nước thường được sử dụng làm công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội hiện tại. Nhà nước thường được sử dụng làm công cụ để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì trật tự xã hội.

Thứ hai, bản chất giai cấp của nhà nước thể hiện qua việc áp dụng các chính sách và quyết định ưu tiên lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước thường có vai trò bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp thống trị thông qua việc xác định các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội. Đồng thời, nhà nước cũng thể hiện vai trò kiểm soát và kiềm chế các lực lượng giai cấp khác trong xã hội.

Thứ ba, bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh mâu thuẫn và xung đột giữa các lực lượng giai cấp trong xã hội. Giai cấp thống trị sử dụng nhà nước để duy trì sự áp bức và khống chế giai cấp bị áp bức. Tuy nhiên, sự phản kháng và đấu tranh của giai cấp bị áp bức cũng tạo ra áp lực và thách thức đối với nhà nước.

Thứ tư, bản chất giai cấp của nhà nước không tĩnh lặng mà thường chịu sự thay đổi và phát triển. Xã hội tiến bộ và các cuộc cách mạng có thể thay đổi cấu trúc giai cấp làm ảnh hưởng đến vai trò và quyền lực của nhà nước. Sự phân chia và xung đột giai cấp là một động lực quan trọng trong sự phát triển xã hội cũng như sự thay đổi của nhà nước.

Thứ năm, bản chất giai cấp của nhà nước phản ánh quyền lực dân chủ và tham gia của người dân trong việc xác định chính sách và quyết định của nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thường đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu và thúc đẩy tham gia dân chủ trong quá trình quản lý và hoạt động nhà nước.

5. Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Vì sao?

Vì sao nhà nước không tồn tại vĩnh viễn?

Như đã phân tích ở trên thì một nhà nước được hình thành là do mâu thuẫn giai cấp xã hội và được xây dựng với mục đích vì nhân dân nên nếu những điều kiện hình thành nhà nước này không còn tồn tại nữa thì một nhà nước có thể suy tàn.

Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của nhà nước, đó là:

“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Như thế, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”.

Điều này cho thấy, học thuyết Mác Lênin khác biệt về chất so với các học thuyết phi Mác Lênin về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Sự khác biệt này không phải nằm ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn tại của nhà nước mà nằm ở chỗ chỉ ra nhà nước ra đời từ đâu, ra đời để làm gì và ra đời để phục vụ ai? Học thuyết Mác Lênin đã lý giải tất cả những câu hỏi này bằng cơ sở hiện thực của nhà nước, đó là cơ sở kinh tế – xã hội đã quy định sự ra đời, hình thành, phát triển và tiêu vong của nhà nước.

Vì thế, nhà nước là một hiện tượng xã hội nhưng đây không là hiện tượng xã hội bất biến, thụ động mà nhà nước là thiết chế xã hội đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.

Như vậy một nhà nước tồn tại đều phụ thuộc vào yếu tố khách quan đó là mâu thuẫn xã hội không thể điều hoà được, khi yếu tố này mất đi thì nhà nước cũng sẽ không còn tồn tại.

6. Nhà nước và giai cấp có tồn tại vĩnh viễn không?

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước chỉ là một hiện tượng lịch sử, sự ra đời và tồn tại của nhà nước gắn liền với một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội.

Và giai cấp cũng vậy, khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại không còn, giai cấp cũng dần bị biến mất. Sự tồn tại của giai cấp gắn liền với sự tồn tại của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Trong xã hội cộng sản, với sự xóa bỏ chế độ tư hữu, các giai cấp sẽ không còn tồn tại.

Nhà nước và giai cấp không phải là những thực thể vĩnh cửu, chúng sẽ biến mất khi xã hội loài người đạt đến trình độ phát triển cao hơn, khi các mâu thuẫn xã hội dần được giải quyết triệt để.

Trên đây là những phân tích của Hoa tiêu về câu hỏi Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu hay không? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích tại mục Pháp luật về Hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
4 9.741
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm