Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác Lấy ví dụ. Đây là câu hỏi được nhiều bạn quan tâm vì nhà nước khác với tổ chức chính trị xã hội như thế nào, và giữa hai bên có mối quan hệ như thế nào? Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây.

Mặc dù nhà nước và các tổ chức xã hội có những điểm khác biệt rõ ràng, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhà nước tạo ra khung pháp lý để các tổ chức xã hội hoạt động, đồng thời hỗ trợ các tổ chức xã hội thực hiện các hoạt động của mình. Ngược lại, các tổ chức xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước, tham gia vào các hoạt động giám sát xã hội và đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị, là một tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Nhà nước có bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính cụ thể. Nhà nước nằm trong hệ thống chính trị Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

2. Các tổ chức xã hội là gì?

Các tổ chức xã hội là các tổ chức chính trị xã hội, là một bộ phân cấu thành trong hệ thống chính trị, các tổ chức được hoạt động theo nguyên tắc tập trung, tự nguyện và được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Mỗi tổ chức chính trị xã hội lại thực hiện một vai trò và trách nhiệm khác nhau vì người dân.

Các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội:

Tổ chức chính trị xã hội đóng góp một vai trò quan trọng trong chính trị nước ta, các tổ chức chính trị xã hội sẽ thực hiện vai trò tập hợp và đoàn kết các lực lượng quần chúng nhân dân ở mọi lĩnh vực như lực lượng phụ nữ trong Hội liên hiện phụ nữ, lực lượng công nhân viên lao động trong Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, lực lượng thanh niên trong Đoàn thanh niên Việt Nam,… Mỗi tổ chức sẽ tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cho lực lượng của mình, điều này nhằm đưa sâu, rộng những chủ trương, chính sách đó để người dân nắm bắt. Từ đó nhân dân vững tin hơn và định hướng của Đảng và nhà nước thực hiện điều nhân dân giao phó.

Không những thế mỗi lực lượng trong mỗi tổ chức chính trị xã hội còn đại diện cho một nhóm người trong xã hội, những nhóm có cùng chung lợi ích, công việc và mục tiêu thì sẽ cùng bảo vệ trước những bất công xã hội. Như Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam đại diện cho lực lượng lao động, công nhân làm việc cho các doanh nghiệp bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh để người lao động bị bóc lột.

Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác ví dụ

3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác nhau ở những đặc điểm như sau:

Nhà nướcTổ chức chính trị xã hội
Có quyền lực công, quyền lực chính trịKhông thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc của người đứng đầu
Quản lý dân cư theo lãnh thổ và phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chínhKhông phân chia lãnh thổ mà chỉ có hệ thống từ cao xuống thấp theo đơn vị hành chính
Có chủ quyền quốc gia, đại diện quốc giaKhông có chủ quyền riêng mà nằm trong nhà nước, chỉ đại diện cho tổ chức của mình
Được ban hành pháp luật và thực hiện pháp luậtĐược góp ý xây dựng văn bản pháp luật, điều lệ về nội quy tổ chức
Quy định các loại thuế và thu thuế trên quốc giaĐặt ra lệ phí và thu phí trong nội bộ.
Quản lý mọi vấn đề của nhà nước và xã hộiChỉ tập trung về một vấn đề xã hội cụ thể

4. Một vài ví dụ về nhà nước với các tổ chức xã hội khác

Ví dụ cụ thể để các bạn thấy rõ được sự khác biệt giữa nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội là: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái NguyênHội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên

Hai cơ quan này nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhưng UBND tỉnh được thực hiện quyền lực trong đơn vị hành chính cấp tỉnh Thái Nguyên còn Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên chỉ thực hiện những việc liên quan đến tổ chức và về phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.

Hơn nữa Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên còn là một tổ chức chính trị xã hội nằm trong Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và đóng góp cho việc quản lý của Uỷ ban nhân dân.

Một vài tổ chức của Nhà nước và các tổ chức xã hội khác có thể kể đến như:

Tổ chức của nhà nước:

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo: Có nhiệm vụ xây dựng chính sách giáo dục, quản lý các cơ sở giáo dục, cấp phép hoạt động cho các trường học, tổ chức các kỳ thi...
  • Sở Y tế: Quản lý các cơ sở y tế, triển khai các chương trình y tế công cộng, cấp phép hoạt động cho các cơ sở khám chữa bệnh...

Tổ chức xã hội:

  • Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Thực hiện các hoạt động nhân đạo, cứu trợ, hỗ trợ người nghèo, người khuyết tật...
  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Tập trung vào các hoạt động cứu trợ y tế trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

Khi nhà nước và các tổ chức xã hội hợp tác sẽ nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, cùng nhau giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn. Tổ chức xã hội sẽ giúp nhà nước tiếp cận được với nhiều nhóm đối tượng hơn, mở rộng phạm vi hoạt động, đặc biệt tăng cường tính minh bạch trong quá trình đưa ra các quyết định và thực hiện chính sách của nhà nước. Các tổ chức xã hội còn có thể cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ đa dạng hơn so với cơ quan của nhà nước.

5. Mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác

Nhà nước và tổ chức chính trị xã hội đều nằm trong hệ thống chính trị nên có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Tổ chức chính trị xã hội là cơ sở xã hội vững chắc của nhà nước, là cơ sở chính trị của quyền lực nhân dân, là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội có quyền và trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý nhà nước và xã hội và xây dựng tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Còn nhà nước là một trong những yếu tố hỗ trợ lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội theo định hướng của Đảng.

Như vậy có thể thấy các tổ chức chính trị xã hội không lớn như nhà nước những là một trong những tổ chức đại diện cho nhân dân giám sát nhà nước và thực hiện các pháp luật mà nhà nước ban hành.

6. Phân biệt tổ chức xã hội với cơ quan hành chính nhà nước

Các tổ chức xã hội sẽ có một vài điểm khác nhau so với cơ quan hành chính nhà nước như sau:

Cơ quan hành chính nhà nướcTổ chức xã hội
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước.Cơ quan của tổ chức xã hội khác là bộ phận cơ bản cấu thành nên tổ chức và đó chỉ là những bộ phận then chốt, thiết yếu của tổ chức.

Cơ quan hành chính nhà nước do nhà nước và nhân dân thành lập.

Ví dụ: Nhà nước tổ chức bầu cử Quốc hội để nhân dân bầu ra Quốc hội khóa mới.

Cơ quan của tổ chức khác do tổ chức và hội viên của nó thành lập.

Ví dụ: Tổ chức Đoàn tổ chức bầu cử để đoàn viên thanh niên toàn quốc bầu ra Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn.

Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước do pháp luật quy định. Pháp luật quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động... của mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Tổ chức và hoạt động của cơ quan của tổ chức khác do điều lệ của tổ chức đó quy định. Điều lệ quy định cụ thế về vị trí, tính chất, vai trò, con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động... của mỗi cơ quan trong tổ chức.

Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định.

Ví dụ: Pháp luật quy định chức năng của Quốc hội là lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước...

Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.

Ví dụ: Điều lệ Đoàn quy định chức năng, nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn là thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn...

Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện thẩm quyền của mình.Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình.

Cơ quan nhà nước có các quyền:

+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, luật của Quốc hội) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, bản án của Tòa án) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan;

+ Yêu cầu các tổ chức và cá nhân có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;

Cơ quan của tổ chức khác có các quyền:

+ Ban hành những quyết định nhất định dưới dạng quy tắc xử sự chung (ví dụ, Điều lệ, nghị quyết) hoặc quyết định cá biệt (ví dụ, quyết định kỷ luật hội viên) là những quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các cơ quan và hội viên có liên quan trong tổ chức;

+ Yêu cầu các cơ quan và hội viên có liên quan phải thực hiện nghiêm chỉnh những quyết định do nó hoặc cơ quan khác của tổ chức ban hành;

+ Sử dụng các biện pháp cần thiết, trong đó có cả các hình thức kỷ luật của tổ chức để bảo đảm thực hiện các quyết định đó;

Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp.Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác, ví dụ. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

Đánh giá bài viết
7 16.061
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm