Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?
Không nộp phạt vi phạm hành chính xử lý thế nào? Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không? Thoạt nghe qua thì vi phạm hành chính có vẻ "nhẹ nhàng" nên nhiều người "xem nhẹ" nó. Vậy nếu không nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc các biện pháp mà một người có thể phải chịu khi Không nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 166/2013/NĐ-CP về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Không nộp phạt vi phạm hành chính bị xử lý thế nào?
1. Vi phạm hành chính là gì?
Theo điều 2, VBHN 09/VBHN-VPQH, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (không xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo về, không được quy định trong bộ luật hình sự) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?
Không nộp phạt vi phạm hành chính, muộn nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?
Như định nghĩa ở mục 1, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quản lý nhà nước, do đó bạn sẽ phải chịu hậu quả bất lợi (xử phạt vi phạm hành chính). Nhà nước cho người vi phạm thời gian để người đó tự nguyện thực hiện (10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp nộp phạt trực tiếp cho người xử phạt). Hết thời hạn này các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Do đó sẽ không tồn tại trường hợp "trốn" nộp phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?" là có. Các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu thêm tiền chậm nộp phạt
3. Các biện pháp cưỡng chế nộp vi phạm hành chính
Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định có các biện pháp cưỡng chế sau:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
- Khấu trừ tiền từ tài khoản
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
4. Tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
Theo điều 78 VBHN 09/VBHN-VPQH, nếu quá thời hạn 10 ngày nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Cách xác định thời gian tính tiền chậm nộp phạt căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC:
- Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày giao nhận quyết định xử phạt.
- Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Bưu chính 2010.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày giao nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
- Trường hợp người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng minh là có cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh.
Ví dụ: Ngày 13/5/2024 bạn bị xử phạt vi phạm hành chính 1.000.000 đồng về lỗi Không thắt dây an toàn. Hết ngày 23/5/2024 sẽ là hết hạn nộp phạt, thời gian chậm nộp phạt của bạn được tính từ ngày 24/5/2024. Đến ngày 24/6/2024 bạn mới nộp phạt thì bạn đã chậm nộp phạt 30 ngày
Số tiền phạt bạn phải đóng = Số tiền phạt + Số tiền phạt chưa nộp × 0,05% × ngày chậm nộp = 1.000.000 + 1.000.000 x 0,05% x 30 = 1.015.000 đồng
5. Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không?
Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không? hay Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị bắt không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hoatieu.vn xin giải đáp thắc mắc này như sau:
"Giam giữ", "Bắt" là các từ ngữ được dùng trong vấn đề hình sự. Do đó các bạn chỉ bị "giam giữ", "Bắt" khi thực hiện các hành vi có dấu hiệu hình sự, tội phạm (xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe, tài sản... và được quy định trong bộ luật hình sự). Bộ luật hình sự 2015 không quy định tội danh "không nộp phạt vi phạm hành chính" và bản thân vi phạm hành chính là hành vi không có dấu hiệu tội phạm.
Nên, không nộp phạt vi phạm hành chính không bị giam giữ, các bạn sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế và tiền chậm nộp phạt được nêu ra tại mục 2 bài này.
6. Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?
Các bạn có thể chọn 1 trong các cách nộp phạt vi phạm hành chính sau:
- Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản)
Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu cho bạn đọc các quy định của pháp luật về các chế tài mà bạn phải chịu khi không nộp phạt vi phạm hành chính. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan
- Chia sẻ:Phương Nga
- Ngày:
Tham khảo thêm
Không mang giấy phép lái xe 2024 phạt bao nhiêu tiền?
Lái xe gây tai nạn chết người 2024 xử lý như thế nào?
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024
Lỗi không thắt dây an toàn 2023 phạt bao nhiêu?
Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt 2024?
Lỗi không chấp hành hiệu lệnh cảnh sát giao thông 2024
Lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt ra sao 2024?
Lỗi không mang bảo hiểm ô tô 2024 phạt bao nhiêu?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Các lỗi vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ và mức phạt cụ thể 2024
Đơn vị sự nghiệp là gì? Khái niệm, đặc điểm đơn vị sự nghiệp 2024
Thủ tục làm lại giấy tờ xe mới nhất 2021
Quy định về dấu treo và dấu giáp lai 2024
Quyền tự do ngôn luận được thể hiện qua hành vi nào 2024?
Tra cứu biển số xe các tỉnh 2024