Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024. Hiện nay khi tham gia giao thông, rất nhiều người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm. Mức xử phạt cho lỗi không đội mũ bảo hiểm theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP và Nghị định 100/2019/NĐ-CP lên tới 600.000 đồng. Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo cụ thể về mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm tại đây:
Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc về: Mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024, lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng không? Không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không? Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?...
Xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024
1. Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024
Theo quy định thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách (Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008).
Mức xử phạt lỗi không tuân thủ thực hiện đội mũ bảo hiểm theo quy định như sau:
Phương tiện | Mức xử phạt | Lỗi vi phạm |
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Căn cứ tại điểm n, o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng | - Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; - Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. |
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác (Căn cứ tại điểm đ, e Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | - Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; - Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”. |
=> Như vậy, mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt dao động từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
2. Người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
Đây chính là trường hợp chở người không đội mũ bảo hiểm, có nghĩa là người điều khiển đội mũ bảo hiểm còn người được chở không đội mũ.
Theo đó, căn cứ tại điểm b Khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.”.
=> Người ngồi sau xe máy tức được chở không đội mũ bảo hiểm thì có thể sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
3. Hai người không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?
Trong trường hợp này, cả hai người đều sẽ bị áp dụng các mức phạt cụ thể tại Mục 1 và Mục 2.
Người điều khiển và người được chở mỗi người sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng Như vậy, tổng số tiền xử phạt đối với cả 02 người là 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Theo Khoản 4 Điều 23 VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Do đó, mức phạt tiền cho cả 2 người là 1.000.000 đồng, nếu hai bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể chỉ bị phạt 800.000 đồng
Như vậy có thể thấy 2 người đều không đội mũ thì mức xử phạt lên gấp đôi so với 1 người.
4. Chở 3 không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?
Trong trường hợp chở 3 hoặc quá 3 người không đội mũ bảo hiểm thì bạn đã vi phạm các lỗi:
- Lỗi chở quá số người quy định
- Lỗi không đội mũ bảo hiểm
- Với hành vi đi xe máy chở 3 người
Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019 (Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) các bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng hoặc từ 2-4 tháng nếu chở 3 gây tai nạn giao thông
- Với lỗi không đội mũ bảo hiểm
Người điều khiển xe, 2 người ngồi sau mỗi người sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Theo phân tích tại Mục 2)
Khi này 3 người sẽ bị phạt từ 1.200.000 đồng đến 1.800.000 đồng. Theo quy tắc tổng hợp hình phạt tại Mục 2 bài này, mức phạt các bạn phải chịu từ 1.600.000 đồng đến 2.400.000 đồng, nêu có tình tiết giảm nhẹ có thể sẽ phạt ở mức thấp hơn.
5. Một số câu hỏi thường gặp về lỗi không đội mũ bảo hiểm
5.1. Lỗi không đội mũ bảo hiểm có bị giữ bằng không?
Hiện nay tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính và Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm đều không đề cập tới việc xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm thì sẽ bị giữ bằng.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn có thể quyết định tạm giữ các giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện. Các bạn nên hết sức lưu ý điều này.
5.2. Học sinh không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?
Như phân tích tại Mục 1 và Mục 2. Học sinh khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy hay xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) thì đều phải tuyên thủ việc đội mũ bảo hiểm.
=> Nếu học sinh không đội mũ bảo hiểm thì có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
5.3. Không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?
Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Bên cạnh đó, hành vi điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm như phân tích trên có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
=> Do đó, nếu người điều khiển không đội mũ bảo hiểm thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ có thể lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
5.4. Trường hợp nào không đội mũ bảo hiểm nhưng không bị phạt?
Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là điều bắt buộc, tuy nhiên theo quy định vẫn có một vài ngoại lệ không cần phải đội mũ bảo hiểm.
Căn cứ tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có 3 trường được phép không đội mũ bảo hiểm gồm:
- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu.
- Trẻ em dưới 06 tuổi.
- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.
6. Mũ bảo hiểm đạt chuẩn 2024
Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:
- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ.
- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ.
- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ.
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ.
Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm...
Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.
Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo:
- Đối với mũ che cả đầu, tai và hàm: ≤ 1,5 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và ≤ 1,2 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 1, 2 và 3);
- Đối với mũ che nửa đầu, mũ che ba phần tư đầu và mũ che cả đầu và tai: không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3).
Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.
Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.
Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu khi thử nghiệm.
Kính bảo vệ (nếu có), phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Phải chịu được thử nghiệm. Sau khi thử, kính không được vỡ, nếu kính bị vỡ, không được có các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60°:
- Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm phải phù hợp:
- Không được nhỏ hơn 85 % trong trường hợp kính trong suốt, không màu;
- Không nhỏ hơn 50 % trong trường hợp kính trong suốt, có màu nhạt. Tuy nhiên trên kính phải có ghi chú thông tin: “Chỉ dùng cho ánh sáng ban ngày".
- Không được gây ra bất kỳ sự sai khác nào về hình ảnh tới mức có thể nhận thấy được khi nhìn qua kính bảo vệ; không gây ra nhầm lẫn giữa các mầu trên biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
Mũ có thể có các lỗ thông gió cho đầu người đội mũ. Phần che tai của mũ có thể có các lỗ để nghe.
Trên đây, Hoatieu.vn đã đưa đến cho bạn đọc các quy định của pháp luật về Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm mới nhất 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Nhung Nguyễn
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Bị tước giấy phép lái xe năm 2024 có thi lại không?
Mức phạt các lỗi vi phạm giao thông 2024 mới nhất đối với xe máy
Chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h năm 2024 bị phạt bao nhiêu?
Chạy quá tốc độ 20km/h năm 2024 phạt bao nhiêu?
Tổng hợp lỗi vi phạm giao thông 2024
Tổng hợp các trường hợp bị tước giấy phép lái xe năm 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27