Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Khi bạn vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ, bên cạnh việc bị phạt tiền, bạn còn có thể bị áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Vậy các bạn đã biết thời hạn tước GPLX chưa? Có trường hợp nào bị tước GPLX vĩnh viễn không?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi "Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?" theo quy định mới nhất tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tước giấy phép lái xe vĩnh viễn 2021 trong trường hợp nào?

1. Quy định về tước giấy phép lái xe

Tước giấy phép lái xe (Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe) là một hình thức xử phạt được quy định tại điều 25 VBHN 09/VBHN-VPQH

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, nếu bạn vi phạm nghiêm trọng hoạt động được ghi trong giấy phép lái xe (vi phạm quy định giao thông đường bộ) thì bạn sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt này.

2. Tước lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt tước quyền sử dụng GPLX khi người lái xe vi phạm quy định tham gia giao thông đường bộ.

Trong những điều đó, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe luôn có thời hạn cụ thể

Hiện nay, đối với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe chưa có mức phạt tước quyền lái xe vĩnh viễn.

Việc tước quyền lái xe vĩnh viễn đang là đề xuất của tổng cục đường bộ Việt Nam chứ chưa được đưa vào văn bản pháp luật và chưa có giá trị pháp lý.

3. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Theo các quy định tại Nghị định 100, khi vi phạm các lỗi giao thông đường bộ, nếu bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì thời hạn của hình phạt này sẽ là từ 1 tháng đến 24 tháng tùy lỗi và mức độ vi phạm.

Cụ thể:

Các bạn xem các trường hợp bị tước quyền sử dụng GPLX và các thời hạn tước cụ thể tại đây

4. Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không?

Bị tước giấy phép lái xe có được lái xe không?

Điều 25 VBHN 09 quy định: Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trong thời gian bị tước GPLX, bạn không được tham gia giao thông, nếu không bạn sẽ bị phạt theo quy định tại Nghị định 100.

Để biết các mức phạt cụ thể khi Bị tước bằng lái vẫn tham gia giao thông, mời các bạn đọc bài Lái xe khi đã bị tước bằng lái xử phạt ra sao?.

5. Bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, 2 tháng

Các lỗi nào thì bị tước GPLX 2 tháng (60 ngày)?

Nghị định 100 quy định đối với các lỗi dưới đây, bạn có thể bị tước GPLX 2 tháng:

Phương tiệnCăn cứ pháp lýCụ thể 1 số trường hợp
Xe máyĐiểm b,c khoản 10 điều 6 Nghị định 100
  • Chở theo từ 03 người trở lên trên xe
  • Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn
  • Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Ô tô

Điểm b.c khoản 11 điều 5 nghị định 100
  • Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
  • Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "cấm đi ngược chiều".
  • Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điểm a,b khoản 10 điều 7 nghị định 100
  • Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4; điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)

6. Bị tước giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng

Phương tiệnCăn cứ pháp lýCụ thể một số trường hợp
Xe máyĐiểm c khoản 10 điều 6 Nghị định 100
  • Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn
Ô tôĐiểm d khoản 11 điều 5 Nghị định 100
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT

7. Bị tước giấy phép lái xe 4 tháng

Phương tiệnCăn cứ pháp lýCụ thể một số trường hợp
Xe máyĐiểm c,d khoản 10 điều 6 Nghị định 100
  • Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn
Ô tôĐiểm c,d, khoản 11 điều 5 nghị định 100
  • Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi "Bị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn trong trường hợp nào?". Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 1.817
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm