Nợ xấu ảnh hưởng thế nào 2024?

Những cái "xấu" luôn tồn tại mặt tiêu cực, bất lợi và nợ xấu cũng thế. Vậy, tác hại của nợ xấu là gì?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi "Nợ xấu ảnh hưởng thế nào?"

Tác hại của nợ xấu

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu thường được hiểu là khoản nợ khó đòi là từ dùng để chỉ khoản tiền vay nhưng không được hoàn trả đúng hạn.

Đối với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, nợ xấu được định nghĩa là khoản nợ được vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được ngày vay thanh toán đầy đủ. Theo hợp đồng đã ký kết, các hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu có thời gian quá hạn từ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả.

2. Nợ xấu ảnh hưởng thế nào?

Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người có nợ xấu mà nó còn gây ra những bất lợi đối với người thân của người có nợ xấu

Hoatieu.vn xin đưa ra một số tác hại của nợ xấu như sau:

  • Không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Hiện tại, một số ngân hàng hỗ trợ vay vốn khi rơi vào nhóm nợ tiêu chuẩn hoặc nợ chú ý, tuy nhiên khi bạn rơi vào các nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) thì các ngân hàng sẽ từ chối đơn đề nghị vay vốn của bạn.
  • Không thể sử dụng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng đôi lúc sẽ là “cứu cánh” cho bạn trong một số trường hợp, tuy nhiên khi bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ không cấp hạn mức tín dụng để bạn chi tiêu qua thẻ tín dụng nữa.
  • Nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo khi vay thế chấp.
  • Ảnh hưởng đến điểm xếp hạng công dân. Một số quốc gia có hệ thống thông tin đồng nhất, do đó việc có lịch sử nợ xấu sẽ khiến bạn bị trừ điểm tín dụng trong hệ thống xếp hạng công dân.

Bên cạnh đó, việc có nợ xấu cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người thân. Có nhiều trường hợp bị từ chối vay mua trả góp bởi có người thân bị nợ xấu.

Điều này được giải thích cụ thể như sau: Bất kỳ cá nhân nào khi tiến hành vay qua ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đều được ghi nhận sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC hoặc PCB của người đi vay lẫn các thành viên trong gia đình.

Nếu có người thân bị dính nợ xấu từ nhóm thứ 2 trở lên thì rất có khả năng hồ sơ mua trả góp đó sẽ bị từ chối. Bởi các đơn vị cho vay cho rằng cá nhân đó có thể đang vay hộ cho người thân, người đang bị dính nợ xấu, và khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi là rất thấp.

3. Tỷ lệ nợ xấu bao nhiêu thì an toàn?

Hiện nay, theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 3%.

Bên cạnh đó, Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng quy định tỷ lệ nợ xấu cho một số ngành kinh doanh nhất định, cụ thể:

  • Đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp
  • Đầu tư, kinh doanh cổ phiếu
  • Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác

Mỗi hình thức kinh doanh này phải có điều kiện: tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (Căn cứ điều 11, 12, 19 Thông tư 22/2019/TT-NHNN)

4. Cách kiểm tra nợ xấu

Các bạn có thể kiểm tra tình hình nhóm nợ của mình qua các phương thức sau:

Cách 1: Qua hệ thống CIC

Bước 1: Truy cập website để tra cứu CIC: https://cic.org.vn/

  • Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút "Đăng nhập".
  • Nếu chưa đăng kí tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.

Bước 2: Tiến hành đăng kí thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.

Cách kiểm tra nợ xấu

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Cách 2: Kiểm tra tại ngân hàng

Khách hàng có thể thông qua ngân hàng để kiểm tra có bị nợ xấu hay không. Trước khi cho vay bất kỳ khách hàng nào thì ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay trên CIC trước. Nếu người vay không có nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay vốn. Ngược lại khi khách hàng có nợ xấu, ngân hàng sẽ từ chối cho vay.

5. Dịch vụ xóa nợ xấu trên CIC

Hiện nay rất nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng trên mạng, tuy nhiên khách hàng cần phải biết rằng những dịch vụ này không thể xóa nợ xấu được bạn mà chỉ là hình thức lừa đảo khách hàng.

Những dịch vụ này lợi dụng sự nôn nóng của khách hàng cần xóa nợ xấu để vay ngân hàng chính vì thế khách hàng nên cẩn thận kẻo mất tiền oan. Thường những dịch vụ xóa nợ xấu trên có giá “trên trời” từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu để xóa được nợ xấu trên CIC.

Do đó, khi muốn xóa nợ xấu, tùy khoản nợ nhiều hơn hay ít hơn 10 triệu thì các bạn phải thực hiện theo quy định tại điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN.

Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các thao tác Xóa nợ xấu theo trình tự pháp luật.

6. Một số câu hỏi liên quan nợ xấu

Trong hộ khẩu có người nợ xấu có mua trả góp được không?

Khi một cá nhân đi vay ở bất kỳ ngân hàng nào đều cần có sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC của người đi vay, ngay cả những thành viên trong gia đình. Nếu người thân dính nợ xấu từ nhóm 2 trở lên nhiều khả năng cá nhân đó sẽ không thể vay được tiền.

Chính vì thế, những thành viên trong gia đình cũng không thể vay được tiền do người thân bị nợ xấu do ngân hàng sẽ nhận định bạn đang vay hộ cho người thân. Rủi ro cho khoản vay không thu hồi được của ngân hàng là rất cao.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít ngân hàng vẫn cho khách hàng vay tiền cho dù người thân có bị nợ xấu như VIB, OCB, GPBank…

Nợ xấu có làm được thẻ tín dụng?

Một khi đã bị xếp vào nợ xấu rồi thì bạn không được phép mở thẻ tín dụng. Khi bạn đã thanh toán được hết số nợ xấu mà đang còn nợ ngân hàng trên hệ thống CIC. Trong khoảng 3 năm lịch sử nợ xấu được xóa bỏ lúc này mới có thể tham gia mở thẻ tín dụng và vay vốn.

Bị nợ xấu có gửi tiết kiệm được không?

Hiện nay không có quy định về việc bị nợ xấu không được gửi tiết kiệm. Theo điều 3 thông tư 48/2018/TT-NHNN về gửi tiết kiệm quy định về người gửi tiết kiệm như sau:

  • Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Điều này không nêu lên điều kiện công dân đó không có nợ xấu. Do đó chúng ta có thể hiểu người bị nợ xấu vẫn có thể được gửi tiết kiệm

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi "Nợ xấu ảnh hưởng thế nào?". Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 6.420
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm