Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ giải quyết thế nào 2024?
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ giải quyết thế nào 2024? Giá đất ngày càng tăng cao và đắt đỏ kéo theo đó là việc tranh chấp đất đai cũng trở nên phức tạp, đa dạng. Vậy đối với dạng tranh chấp đất đai không có sổ đỏ thì giải quyết thế nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin liên quan vấn đề Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ dựa trên quy định của Luật Đất đai 2013.
Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ 2024
- 1. Sổ đỏ là gì?
- 2. Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
- 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 4. Khởi kiện tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
- 5. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
- 6. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
- 7. Không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện, bản án sơ thẩm của TAND thì xử lý như thế nào?
1. Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một từ ngữ khá phổ biến khi nói về vấn đề đất đai. Thế nhưng liệu mọi người đã hiểu đúng, rõ bản chất pháp lý của sổ đỏ hay chưa?
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên người dân không có quyền sở hữu mà có quyền sử dụng)
Theo điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, sổ đỏ là chứng thư pháp lý xác định quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với đất đai được ghi ở trong đó.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài Phân biệt sổ đỏ thật-giả để kiểm tra xem sổ đỏ của mình đã hợp lệ hay chưa.
2. Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
2.1. Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là gì?
Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai mà không bên nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) hay còn gọi là sổ đỏ.
2.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ gồm:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân.
3.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND
- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.
3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND
Khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai không có sổ đỏ mà không thành, các bên có thể tiến hành khởi kiện lên TAND, trong đó Tòa án có thẩm quyền như sau:
- Tiếp nhận đơn thư khởi kiện.
- Xem xét căn cứ, hồ sơ,... giải quyết vấn đề tranh chấp.
- Ra quyết định, bản án giải quyết vấn đề.
4. Khởi kiện tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp)
Theo điều 203 Luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được khởi kiện lên tòa án.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp đất đai theo quy định của Luật Đất đai.
Do đó đối với tranh chấp đất đai không có sổ đỏ này thì các bạn có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên TAND huyện
5. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai không có sổ đỏ
Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại bài Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất
6. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai không có giấy tờ.
Điều 91 nghị định 43/2014/NĐ-CP về luật đất đai quy định đối với tranh chấp đất đai không có sổ đỏ thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết (TAND huyện hoặc UBND huyện) căn cứ vào:
- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra (ví dụ: ý kiến, lời nói của những người biết rõ về nguồn gốc mảnh đất, các giấy tờ chứng minh được nguồn gốc của mảnh đất)
- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương
- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước
- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
7. Không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện, bản án sơ thẩm của TAND thì xử lý như thế nào?
Khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp của UBND huyện hoặc bản án sơ thẩm của tòa án mà bạn cảm thấy chưa thỏa đáng, chưa đảm bảo quyền, lợi ích của mình thì các bạn có thể giải quyết như sau:
- Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND huyện
Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn khiếu nại tại bài: Mẫu đơn khiếu nại
- Kháng cáo lên TAND tỉnh nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai của TAND huyện
Các bạn có thể tham khảo mẫu đơn kháng cáo tại bài: Mẫu đơn kháng cáo
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi Tranh chấp đất đai không có sổ đỏ 2024 giải quyết thế nào?. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật
Bài viết liên quan
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đi xe máy chở 3 năm 2024 phạt bao nhiêu?
Lái xe gây tai nạn chết người 2024 xử lý như thế nào?
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024
Mất tích bao lâu thì báo công an?
Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2023 phạt bao nhiêu?
Không mang giấy phép lái xe 2024 phạt bao nhiêu tiền?
Lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt ra sao 2024?
Lỗi không thắt dây an toàn 2023 phạt bao nhiêu?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27