Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã
Tranh chấp đất đai là một vấn đề nóng hổi, phức tạp, kéo theo đó việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng gặp nhiều khó khăn. Vậy, giải quyết tranh chấp đất đai được tiến hành theo thủ tục, trình tự nào?
Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc các quy định của pháp luật về Tranh chấp đất đai, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thông qua UBND xã theo Luật đất đai 2013.
Hòa giải tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Theo điều 3 luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó trước khi đi đến bước cuối cùng là kiện cáo thì các bên sẽ có thủ tục hòa giải.
Cụ thể về thủ tục hòa giải, mời các bạn đọc mục 3 bài này.
Sau khi hòa giải không thành, các bên sẽ làm đơn khởi kiện gửi đến cơ quan có thẩm quyền
- Nếu là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ hoặc các giấy tờ tại điều 100 luật đất đai 2013 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) thì các bên có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND có thẩm quyền (cấp huyện hoặc cấp tỉnh nếu có yếu tố nước ngoài) hoặc giải quyết tại TAND. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo thủ tục sơ thẩm là TAND huyện, tỉnh nơi có đất đang tranh chấp.
- Nếu là tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo thủ tục sơ thẩm là TAND huyện, tỉnh nơi có đất đang tranh chấp.
Các bên có thể gửi đơn khởi kiện theo 1 trong 3 cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
3. Hòa giải tranh chấp đất đai
Các bên có thể tự mình hòa giải, thương lượng với nhau. Nếu không thể tự mình hòa giải thì nộp đơn yêu cầu hòa giải để hòa giải thông qua UBND xã.
Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định về việc hòa giải tại UBND xã như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Kết quả của hòa giải là thành hoặc không thành.
- Nếu hòa giải thành thì việc tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết theo kết quả hòa giải
- Nếu hòa giải không thành thì các bên sẽ khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu UBND huyện, tỉnh giải quyết như mục 2.
4. Không đồng ý với bản án giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án/UBND huyện thì xử lý ra sao?
Cách giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào cơ quan giải quyết tranh chấp là UBND hay TAND, cụ thể:
- Nếu các bạn không đồng ý với bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án thì làm đơn kháng cáo (trong thời hạn 15 ngày) và gửi đến cho tòa án cấp trên trực tiếp của TAND đã xét xử sơ thẩm để được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
- Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả quy định của pháp luật về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Đất đai - Nhà ở, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lái xe khi đã bị tước bằng lái bị xử phạt ra sao 2024?
Lỗi không mang bảo hiểm ô tô 2024 phạt bao nhiêu?
Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền 2024
Không mang giấy phép lái xe 2024 phạt bao nhiêu tiền?
Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2023 phạt bao nhiêu?
Lỗi không thắt dây an toàn 2023 phạt bao nhiêu?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024