Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 2024

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Vậy có bao giờ các bạn thắc mắc về "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính"?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành tại văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (hay thường được mọi người gọi là thời hạn xử phạt vi phạm hành chính) là thời hạn (khoảng thời gian) mà khi hết thời hạn đó thì các cơ quan chức năng không có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa. Hiểu nôm na thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian để các cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với hành vi vi phạm và hết thời gian đó thì quyền năng này sẽ bị mất đi.

Ví dụ: Thời hiệu xử phạt đối với hành vi của A được pháp luật quy định là 1 năm, vậy thì sau 1 năm nếu hành vi đó của A chưa bị xử phạt thì các cá nhân có thẩm quyền cũng không thể ra quyết định xử phạt hành vi này nữa.

2. Xử lý vi phạm hành chính là gì?

Theo điều 2 VBHN 09/VBHN-VPQH thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Trong đó, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thời hiệu xử phạt hành chính

Thời hiệu xử phạt hành chính

Theo điều 6 VBHN 09/VBHN-VPQH, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

  • 02 năm: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khóa ng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước
  • Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế: tính theo quy định của pháp luật về thuế, cụ thể:
    • Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
    • Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
  • Trường hợp còn lại: 1 năm

4. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

  • Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

5. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

Điều 21 VBHN 09/VBHN-VPQH quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính dưới đây:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
  • Trục xuất.

6. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Theo điều 3 VBHN 09/VBHN-VPQH, có 6 nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

  • Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
  • Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
  • Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
  • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
  • Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
  • Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

7. Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Theo điều 8 VBHN09/VBHN-VPQH, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc, cụ thể như sau:

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

- Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

- Nửa năm là sáu tháng;

- Một tháng là ba mươi ngày;

- Nửa tháng là mười lăm ngày;

- Một tuần là bảy ngày;

- Một ngày là hai mươi tư giờ;

- Một giờ là sáu mươi phút;

- Một phút là sáu mươi giây.

  • Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng/năm, giữa tháng/năm, cuối tháng/năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

- Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng/năm

- Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng/năm

- Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng/năm

  • Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.

Trong thời hiệu này các cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm của bạn, và bạn sẽ phải chấp hành quyết định đó nếu không sẽ phải chịu các hình thức xử phạt, cụ thể các bạn tham khảo bài Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?

Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu cho bạn đọc các quy định của pháp luật về Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan

Đánh giá bài viết
2 282
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm