Mẫu đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu 2024

Mẫu đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu là mẫu đơn được lập ra để xin được xóa tên khỏi danh sách nợ xấu. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin về danh sách nợ xấu... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Đơn xin được xóa tên khỏi danh sách nợ xấu là gì?

Nợ xấu chính là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả.

Các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.

Nếu bạn có khoản nợ xấu đã thanh toán xong nhưng vẫn có tên trong danh sách nợ xấu của ngân hàng thì cần làm đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu để giúp cho công việc vay vốn trong tương lai ở ngân hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Các bạn xem thêm các bài liên quan nợ xấu dưới đây:

2. Mẫu đơn xin xóa tên khỏi danh sách nợ xấu 2024

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÓA TÊN KHỎI DANH SÁCH NỢ XẤU

Kính gửi: Ngân hàng ..............

Căn cứ Quy chế lưu hành nội bộ ngân hàng ................

Tên tôi là: ………………………………Sinh ngày:…/…./………………………..

CMND/CCCD Số:……………… Ngày cấp: …/…/…….Nơi cấp:………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………

Vào ngày…/…/…, tôi làm hồ sơ vay tại ngân hàng ........ một khoản tiền là ................, với lãi hàng tháng là .............. trong .....tháng. Hạn phải trả đến ngày ..........................

Trong quá trình đóng lãi, tôi đã đóng được ......... tháng với số tiền lãi đã trả được là ........... và số tiền gốc đã trả được là ...................... Đến thời điểm đóng hạn là ngày .........., do .....[Trình bày lí do]............. nên tôi đã không đáo hạn hợp đồng vay tiền tại ngân hàng đúng hạn. Do đó, tôi đã liệt vào danh sách nợ xấu của ngân hàng.

Đến ngày ..............., tôi đã thanh toán hết lãi, tiền nợ và tiền phạt (nếu có) do trả nợ chậm của mình với ngân hàng. Tuy nhiên, dù đã thanh toán hết nợ xấu cũ nhưng tôi vẫn có tên trong danh sách nợ xấu của ngân hàng.

Căn cứ vào ............................ của ngân hàng, tôi xin đề nghị ngân hàng ............... xóa tên tôi khỏi danh sách vay nợ xấu nội bộ để tôi có thể tiến hành các giao dịch vay vốn trong tương lai với Ngân hàng được nhanh chóng và đơn giản hơn.

Tôi xin gửi đơn này kèm theo các giấy tờ xác nhận như:

....................................................................

....................................................................

....................................................................

(Ghi rõ các giấy tờ đính kèm mẫu đơn)

Kính mong Ban lãnh đạo ngân hàng ................. xem xét và giải quyết cho tôi khỏi danh sách nợ xấu cũ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

...., ngày… tháng… năm ......

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

…………….

3. Mẫu đơn xóa tên khỏi danh sách nợ xấu 2024

Mẫu đơn xóa tên khỏi danh sách nợ xấuĐơn xin xóa tên khỏi nợ xấu ngân hàng 2024

4. Hướng dẫn trình tự xóa nợ xấu mới nhất

Theo khoản 1 điều 168 Luật đất đai 2013, thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình khi đáp ứng được các điều kiện: có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính.

Khi hoàn thành các nghĩa vụ được ghi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để xóa nợ ghi người sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ gồm các loại văn bản như sau:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ nhà, đất theo mẫu;
  • Các bản sao giấy tờ nhân thân, Giấy chứng nhận và giấy tờ cần thiết khác theo quy định.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đại có trách nhiệm thực hiện các công việc:

  • Cung cấp thông tin cho cơ quan thuế đối với cá trường hợp đủ điều kiện và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Làm thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận khi có xác nhận của Chi cục thuế về việc người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
  • Chỉnh lý, cập nhận biến động vào hồ sơ địa chính và trả kết quả.

Cách xóa nợ xấu mới nhất hiện hành theo quy định tại Thông tư 03/2013/TT-NHNN

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu:

Khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng “đã tất toán”. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu:

Khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả gốc và lãi tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó khách hàng nên thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, thực tế tình hình tài chính của người vay vẫn rất tốt.

Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ không cho vay dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Bạn phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn

Theo khoản 8, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2013, được sửa đổi bởi thông tư số 12/2013/TT-NHNN (viết tắt: Thông tư) quy định: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”

Đồng thời, tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư cũng quy định về Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm, trong đó có 03 nhóm nợ xấu, cụ thể như sau:

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

– Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

– Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

– Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

– Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.921
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo