Không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không?

Cấm vợ cũ thăm con hay không cho vợ cũ thăm con có bị phạt không? Đây là vấn đề nóng đang được bạn đọc quan tâm trong thời gian gần đây. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số quy định của pháp luật về vấn đề này, mời các bạn đọc cùng tham khảo.

Trên thực tế, một số gia đình sau khi ly hôn đã tìm cách ngăn không cho con chung gặp lại cha/mẹ. Vậy hành động này có được phép hay không và pháp luật quy định cụ thể như thế nào?

Cấm vợ/chồng cũ thăm con có bị xử phạt

Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, sau khi vợ, chồng ly hôn, không ai được quyền ngăn cản người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

Cả hai người đều phải tôn trọng quyền được nuôi con của người được Tòa giao nuôi con, quyền được thăm con và nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con.

Đồng thời, việc ngăn cản con gặp cha, mẹ khi người này không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn là một trong các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.

Trường hợp nào không cho vợ cũ thăm con mà không bị phạt?

Mặc dù pháp luật không cho phép người trực tiếp nuôi con ngăn cản người còn lại thăm, gặp con nhưng khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ quy định này, mặc dù không được phép cấm người không trực tiếp nuôi con gặp con nhưng nếu người này lạm dụng việc thăm nom con để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người nuôi con có thể yêu cầu Tòa hạn chế quyền này.

Để thực hiện được điều đó, người này cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ:

- Đơn yêu cầu hạn chế người không trực tiếp nuôi con được thăm nom con.

- Quyết định hoặc bản án ly hôn (bản sao).

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn (bản sao).

- Bằng chứng cho thấy người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm con để cản trở/gây ảnh hưởng xấu đến con: Có thể là video, ghi âm…

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên, theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, người trực tiếp nuôi con gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha hoặc mẹ thường trú hoặc tạm trú hoặc làm việc.

Ngoài ra, người này cũng có thể gửi đến Tòa án cấp huyện nơi người con cư trú căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 75
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm