CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không 2024?
CIC là gì? Cách kiểm tra CIC của chính mình như thế nào? Cách thức hoạt động của CIC ra sao? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
Tìm hiểu về CIC
1. CIC là gì?
CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
CIC có chức năng sau:
- Thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
- Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
2. Cách thức hoạt động của CIC
CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.
Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm:
● Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn. Là những khoản nợ được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Trường hợp quá hạn trả nợ từ 1-10 ngày vẫn được nằm trong nhóm 1 nhưng sẽ bị phạt lãi.
● Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Liệt kê danh sách các khoản vay đáo hạn hạn muộn tù 10-90 ngày.
● Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Gồm nhóm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180 ngày.
● Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ Là các khoản nợ trong nhóm quá hạn từ 181 – 360 ngày.
● Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn (nhóm nợ xấu). Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.
3. Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất
Như các bạn cũng biết, hiện nay chúng ta rất dễ dàng đăng ký mua trả góp các món hàng, từ mua cái smartphone cho tới đi làm thẩm mỹ, đi du lịch, tất cả đều có thể vay trả góp,.. mà rất nhiều tổ chức tín dụng cho vay trả góp duyệt hồ sơ rất dễ và nhanh chóng, ngồi điền form online mất có 10-15p là xong. Điều này cũng có mặt xấu là có nhiều người bị kẻ gian lấy thông tin CCCD/CMND, bằng lái, hộ khẩu để làm giả hồ sơ, mình không mua hàng nhưng tự nhiên thành con nợ và hậu quả là chúng ta bị dính nợ xấu, bị lưu thông tin nợ trên CIC.
Đến một lúc nào đó, bạn cần vay vốn ngân hàng hoặc mở thẻ tín dụng mà bị hủy hồ sơ không rõ lý do, hỏi ra mới biết là bị nợ xấu. Vậy thì để tự check CIC, anh em có thể làm như sau, rất đơn giản.
Bước 1: Truy cập trang web của CIC ( cic.org.vn ) để đăng ký thông tin.
● Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút "Đăng nhập".
● Nếu chưa đăng ký tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.
Bước 2: Tiến hành đăng ký thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT thực để có gì bên CIC sẽ gửi thông báo quan trọng từ CIC.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.
Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả CIC qua email cho khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng App để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình.
Tải App về điện thoại:
● Với hệ điều hành IOS: iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM
● Với hệ điều hành Android: CIC Credit Connect - Kết nối nhu cầu vay
Sau khi tải App bạn cũng đăng ký các thông tin theo hướng dẫn để thực hiện việc tra cứu thông tin tín dụng cá nhân tương tự như qua website trên.
Ví dụ: Nếu như bạn không có nợ xấu thì báo cáo kết quả check CIC sẽ trả về như sau:
Ví dụ: Đây là kết quả CIC sau khi được trả kết quả. Nợ thẻ tín dụng 20 triệu.
4. Rơi vào nợ xấu ngân hàng có cho vay vốn không?
Khi vay tín chấp (vay tiêu dùng, vay trả góp,...) hay vay thế chấp (vay kinh doanh, vay mua nhà, mua ô tô...) tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2
Với nhóm 1 tùy từng mức độ trả quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu xảy ra thường xuyên và liên tục hoặc tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh toán không tốt thì có thể trả chậm từ 5 dến 7 ngày cũng có thể rơi vào nợ nhóm 2.
Theo đó, ranh giới giữa nhóm 1 và nhóm 2 cũng có thể dễ chuyển sang nhóm nợ xấu là nhóm 3 hoặc nhóm 4 hay nhóm 5. Do đó, mức độ của mỗi tổ chức tín dụng đánh giá sẽ có khác nhau. Đương nhiên, ranh giới giữa các nhóm nợ cũng có thể thay đổi tùy mức độ của từng khách hàng và sự đánh giá của tổ chức đó, chứ không hẳn như quy định các nhóm nợ trên đối với ngày trả quá hạn.
Hiện tại không có một ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng bị CIC nhóm 2 và bạn chỉ có thể vay được tại một số công ty tài chính Prudential Finance, FE Credit... Tuy nhiên tùy từng trường hợp vì sao trả chậm, lý do là gì và chứng minh ở tổ chức cho vay thì tổ chức đó mới hỗ trợ cho bạn vay vốn được.
Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5
Nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Đặc biệt, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi nữa.
5. Trong hộ khẩu có người nợ xấu có vay tiền được không?
Trong hộ khẩu có người nợ xấu thì có vay tiền ngân hàng được không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Câu trả lời là Có. Điều này phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và đánh giá khách hàng vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của HoaTieu.vn, hiện nay các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện khá khắt khe quy trình cho vay. Ngoài việc xét duyệt hồ sơ, mức độ tín nhiệm, khả năng thanh toán của khách hàng, ngân hàng và tổ chức tài chính còn kiểm tra lịch sử vay vốn của cả người thân trong sổ hộ khẩu của người vay, đặc biệt là bố mẹ, vợ, chồng.
Trường hợp người thân trong sổ hộ khẩu của khách hàng có lịch sử nợ xấu, đã bị ghi nhận trên hệ thống CIC thì việc cho vay sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khả năng cao khách hàng sẽ không được duyệt hồ sơ vay vốn.
Trường hợp vay thế chấp, có tài sản hợp pháp đảm bảo thì tài sản thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khách hàng được quyền sử dụng tài sản này để thế chấp vay vốn cho mục đích chi tiêu của mình. Và nếu người thân trong sổ hộ khẩu nợ số tiền nhỏ, thuộc nhóm 1, nhóm 2 và bạn đáp ứng các điều kiện về vay vốn khác như khả năng tài chính cao thì có thể được ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay nhưng với hạn mức vay nhỏ và thời hạn ngắn. Hoặc trong trường hợp người nợ xấu là anh, chị em của bạn, tài sản thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn thì ngân hàng, tổ chức tài chính cũng có thể xét duyệt vay vốn.
Ngoài ra, khi trong hộ khẩu của bạn có người nợ xấu thì việc vay vốn của bạn sẽ gặp khó khăn, nhưng với khoảng vay mua hàng trả góp thì sẽ có cơ hội được xét duyệt lớn hơn. Bởi các khoản vay này do công ty tài chính hỗ trợ vay vốn với hình thức, quy trình đơn giản hơn nhiều so với vay ngân hàng. Đa số đây là các khoản vay tiêu dùng, với khoản tiền nhỏ, thời hạn vay ngắn, công ty tài chính có thể thu hồi vốn nhanh. Do đó, các công ty tài chính này sẽ dựa vào hồ sơ vay vốn và khả năng thanh toán của người vay. Vậy nên trong hộ khẩu có người nợ xấu thì bạn vẫn mua trả góp được.
Tóm lại, trong hộ khẩu có người nợ xấu thì vẫn có thể vay được nhưng sẽ khá khó khăn. Việc có vay tiền được hay không tùy thuộc vào công tác đánh giá rủi ro, quy định nội bộ của từng ngân hàng, mức độ tin cậy của khách hàng và tình trạng nợ xấu của người thân. Thêm vào đó, thông tin do CIC cung cấp là một trong nhiều kênh tham khảo, hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của tổ chức tín dụng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Là gì?
Để việc tuyên truyền vận động học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực tự cường dân tộc khát vọng phát triển đất nước phồn vinh đạt hiệu quả, cần phải làm gì?
Con khai sinh theo họ mẹ được không?
Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá có bị phạt không?
Theo luật phòng chống ma tuý 2021 thì chất gây nghiện là?
Tiềm lực chính trị tinh thần có vị trí như thế nào?
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm pháp luật là?