Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 khác nhau như thế nào? Hiện nay, khá nhiều cơ quan tổ chức yêu cầu lý lịch tư pháp khi đi xin việc. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn còn gặp khó khăn khi phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. vậy 2 loại phiếu lý lịch này có gì khác biệt? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng HoaTieu.vn.

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án

1. Lý lịch tư pháp là gì?

Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 đưa ra định nghĩa rõ ràng về lý lịch tư pháp. Theo đó:

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Thuật ngữ "lý lịch tư pháp" được sử dụng khác nhau theo cách gọi của mỗi nước. Ở các nước Phương Tây, trong tiếng Anh, thuật ngữ lý lịch tư pháp là "Criminal records", tiếng Pháp có từ "casier judiciaire". Các thuật ngữ này đều hàm chứa những nội dung tương tự nhau là ghi nhận thông tin về các chế tài, hình phạt mà cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đã tuyên đối với một cá nhân mà nội dung chủ yếu là những thông tin liên quan đến bản án hình sự.

Ở Việt Nam, thuật ngữ lý lịch tư pháp trước đây được hiểu một cách chung nhất là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án và tình trạng thi hành bản án đó.

Khái niệm lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các thông tin liên quan đến bản án hình sự mà còn bao gồm các thông tin liên quan đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản.

2. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Hình ảnh minh họa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
Hình ảnh minh họa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp là giấy xác nhận chứng minh cho một cá nhân có hay không có án tích do Sở tư pháp cấp. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại: Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2.

2 loại phiếu lý lịch này được dùng cho những trường hợp, mục đích nào và giữa chúng có gì khác nhau? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết các phần tiếp theo của bài viết.

3. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho công dân sử dụng tại Việt Nam.

4. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình, phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,…

5. Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2

Phiếu lý lịch tư pháp số 1Phiếu lý lịch tư pháp số 2
 Đối tượng được cấp

- Công dân Việt Nam

- Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

- Cá nhân

- Cơ quan tiến hành tố tụng

Mục đích cấpĐược cấp nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, làm hồ sơ xin việc, giấy phép lao động, hoạt động đăng ký kinh doanh, quản lý doanh nghiệp,...

- Được cấp để cá nhân biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình

- Phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,…

Nội dung

- Nếu có án tích nhưng đã xóa thì phiếu này sẽ không ghi án tích.

- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

- Nếu có án tích thì vẫn sẽ ghi (dù đã được xóa).

- Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Vấn đề ủy quyền

Được phép ủy quyền

(khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009)

Không được phép ủy quyền

(khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009)

Bài viết trên đã phân tích làm rõ sự khác biệt của phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 66
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm