Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ 2024
Bản mô tả công việc của kế toán nội bộ. Kế toán hẳn là một nghề không còn xa lạ gì với mọi người. Nhưng mọi người đã biết đến kế toán nội bộ? Công việc của kế toán nội bộ là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Kế toán nội bộ cần làm những gì?
1. Định nghĩa kế toán nội bộ
Thế nào là kế toán nội bộ?
Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị. Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về kế toán nội bộ, tuy nhiên qua những kinh nghiệm làm việc thực tế, chúng tôi đúc kết ra được rằng:
"Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có hóa đơn chứng từ, qua đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của Doanh nghiệp".
2. Công việc của kế toán nội bộ
Công việc của kế toán nội bộ được mô tả thế nào?
Kế toán nội bộ sẽ phải đảm nhiệm tất cả các công việc ghi chép sổ sách kế toán các hoạt động diễn ra hàng ngày:
- Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự
- Hạch toán các chứng từ kế toán nội bộ
- Lưu giữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học, và an toàn
- Kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác
- Lập các báo cáo hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp
Ngoài ra, kế toán nội bộ có thể được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Từ đó tư vấn cho giám đốc điều hành ra các quyết định đúng đắn và kịp thời.
Tuy nhiên với mỗi doanh nghiệp thì có những quy mô hoạt động khác nhau, năng lực nhân viên khác nhau do đó cũng sẽ có những công việc của kế toán nội bộ khác nhau.
3. Công việc của kế toán nội bộ công ty xây dựng
Công ty xây dựng là công ty đặc thù bởi rất nhiều công việc liên quan đến lĩnh vực xây dựng, công trình, do vậy kế toán nội bộ trong công ty xây dựng cũng sẽ có những đầu mục công việc bổ sung so với công việc của kế toán nội bộ trong các công ty khác. Những công việc của kế toán nội bộ công ty xây dựng bao gồm:
- Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí, khi sản xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình (Cụ thể phải bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định).
- Lập báo cáo thuế tháng, quý và lập báo cáo tài chính cuối năm
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
- Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toán phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độ thi công và sự phân bổ chi phí cho từng giao đoạn hoàn thành. Bên cạnh đó, phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh đang còn dang dở và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị công trình xây dựng trong tương lai.
- Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được chi tiết từng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành.
- Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng,.. đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế với định mức có trong dự toán.
- Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, vì vậy kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xây dựng đó
- Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy, khi hạch toán chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó.
- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trinh xây dựng.
- Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
4. Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất
- Kế toán tiền mặt (thủ quỹ)
- Kiểm tra và lập phiếu thu, chi các khoản thực tế phát sinh tại doanh nghiệp.
- Mở sổ quỹ tiền mặt để theo dõi biến động của tiền mặt tại doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.
- Đối chiếu số liệu với Sổ kế toán thanh toán tiền mặt của kế toán thuế. Từ đó so sánh xem có sự khác nhau giữa sổ KTNB và sổ kế toán thanh toán.
- Đối với những khoản chi nội bộ không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của luật thuế thì KT nội bộ phải mở sổ theo dõi riêng. Vì những khoản chi phí này không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế nhưng thực tế vẫn phát sinh tại doanh nghiệp.
- Kế toán kho
- Lập phiếu nhập xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất
- Hàng tháng căn cứ vào phiếu nhập – xuất kho nguyên vật liệu đã lập để làm Báo cáo nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu thực tế phát sinh hàng tháng.
- Đối chiếu giữa số liệu Báo cáo nhập xuất tồn kho với số liệu của thủ kho. Nếu số liệu chưa khớp thì phải tìm ra nguyên nhân và xử lý.
- Kế toán ngân hàng
- Hàng ngày, kế toán nội bộ lập các chứng từ ngân hàng như: Ủy nhiệm chi, séc rút tiền, giấy nộp tiền vào tài khoản
- Mở sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng. Nếu doanh nghiệp giao dịch với nhiều ngân hàng và nhiều loại tiền VNĐ, USD thì kế toán nội bộ phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng và từng loại tiền khác nhau.
- Cuối tháng, kế toán lấy sổ phụ ngân hàng và đối chiếu với sổ tiền gửi nội bộ để chốt số dư hàng tháng
- Nếu thiếu chứng từ ngân hàng nào, thì yêu cầu ngân hàng cung cấp đầy đủ và kẹp chứng từ theo ngày phát sinh giao dịch. Hàng tháng chốt số dư và đóng chứng từ theo tháng
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Đối với doanh nghiệp sản xuất thì việc quản lý và kế toán tiền lương là công việc khá quan trọng. Vì sản xuất yêu cầu nhiều công nhân và lượng công nhân ra vào công ty cũng khá phức tạp. Đòi hỏi kế toán theo dõi nội bộ phải có kinh nghiệm trong quản lý hồ sơ lao động và khả năng xử lý trong bút toán tính lương và trích lương cho người lao động
- Soạn thảo và quản lý hợp đồng lao động
- Xây dựng quy chế lương căn cứ vào quy định của doanh nghiệp
- Lập bảng chấm công và tính lương hàng tháng cho các bộ phận
- Trích các khoản bảo hiểm cho người lao động
- Đối chiếu các khoản tiền đã trích nộp BHXH, BHYT, BHTN đã nộp cho người lao động với Thông báo của Cơ quan Bảo hiểm xã hội
- Theo dõi công cụ dụng cụ và Tài sản cố định có trong doanh nghiệp
- Kế toán bán hàng
- Viết hóa đơn bán hàng
- Mở sổ theo dõi chi tiết tiêu thụ hàng ngày. Cuối ngày đối chiếu doanh thu tiêu thụ và thuế GTGT (nếu có) trong ngày
- Đối chiếu số liệu nhập xuất tồn kho thành phẩm với thủ kho
- Kế toán công nợ
- Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, kế toán nội bộ vào sổ theo dõi công nợ của từng khách hàng, nhà cung cấp
- Theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng. Từ đó đôn đốc việc thanh toán đúng thời hạn
- Thường xuyên đối chiếu công nợ với kế toán tổng hợp
- Cuối tháng, kế toán lập biên bản đối chiếu công nợ với từng khách hàng để hai bên cùng kiểm tra, đối chiếu làm căn cứ cho việc thanh kiểm tra thuế sau này
- Kế toán giá thành (kế toán nội bộ): Việc cân đối và tính giá thành là công việc của kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, kế toán nội bộ cũng cần biết được định mức tiêu hao nguyên vật liệu là bao nhiêu. Việc hoàn thành một sản phẩm để tiêu thụ thì cần những chi phí gì. Từ đó, phối hợp với các bộ phận để có thể có kế hoạch sản xuất tốt nhất và tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất
5. Mô tả công việc kế toán tổng hợp nội bộ
Kế toán nội bộ là công việc vất vất vả vì đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bởi công việc của một kế toán nội bộ không đơn thuần chỉ là tính lương hay công nợ. Dưới đây là mô tả những đầu mục công việc chung mà bất kì kế toán nội bộ ở công ty nào cũng đều thực hiện:
- Ghi chép, kiểm tra và kiểm soát tính hợp pháp của các chứng từ nội bộ, hạch toán tất cả các chứng từ đó một cách cụ thể, chi tiết.
- Tiến hành lên kế hoạch sắp xếp, lưu giữ chứng từ một cách khoa học nhất.
- Làm công việc lập các báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm hay các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của cấp trên.
- Công việc thống kê, phân tích số liệu, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh cảu doanh nghiệp.
6. Phân loại kế toán nội bộ
1. Kế toán thu chi (đóng vai trò của thủ quỹ):
+ Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ - báo cáo khi cần cho BGĐ, KTT.
+ Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên
2. Kế toán kho
Lập chứng từ xuất nhập, nhập - xuất hàng căn cứ vào chứng tư ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất tồn hàng.
3. Kế toán ngân hàng
4. Kế toán tiền lương
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty
+ Làm thẻ Vip khách hàng (nếu có)
+ Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán
+ Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng hàng ngày báo cáo cho TP Kế toán.
+ Hỗ trợ Kế toán tổng hợp
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm với số liệu kho và công nợ
+ Theo dõi, tính chiết khấu cho khách hàng
+ Hỗ trợ bộ phận kế toán khi cần
Cuối ngày:
+ Cuối ngày vào bảng kê chi tiết các hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế GTGT (nếu có) trong ngày
+ Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày.
Trên đây là những công việc mô tả, còn công việc cụ thể sẽ phải phụ thuộc vào cách thức làm việc của từng công ty, doanh nghiệp.
6. Kế toán công nợ:
+ Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
+ Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán.
+ Kiểm tra công nợ.
+ Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.
+ Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty.
+ Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt.
+ Công nợ tạm ứng và công nợ ủy thác ...
9. Kiểm soát nội bộ
Kết luận: Kế toán nội bộ là một vị trí quan trọng, qua Kế toán nội bộ, ta có thể nắm bắt các vấn đề thực trạng tài chính của doanh nghiệp, để từ đó ra đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.
7. Công việc của kế toán tổng hợp
Trong doanh nghiệp, bên cạnh các kế toán nội bộ còn các kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
Công việc hàng ngày:
- Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các hoạt động của DN liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN: Có thể là việc mua bán hàng hóa, CCDC, TSCD,… thực hiện Thu tiền/ chi tiền,..
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao,TSCĐ,công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT.
- Theo dõi và quản lý công nợ.
- Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang.
- Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập-Xuất-Tồn kho), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
Công việc hàng tháng:
- Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức sản phẩm.
- Tính lương cho cán bộ, công nhân viên và thực hiện các khoản trích theo lương.
- Lập bảng phân bổ các chi phí trả trước ngắn hạn , dài hạn, công cụ dụng cụ...Hạch toán các khoản phân bổ đó
- Tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ.
- Kiểm kê tài sản cố định định kỳ 6 tháng;
- Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng;
- Thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển.
- Lập các Báo cáo Thuế theo quy định.
- Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT đầu ra, đầu vào, thuế TNCN
- Lập các Báo cáo Nội bộ theo yêu cầu Nhà Quản lý như: Báo cáo quản trị (Báo cáo tài chính, báo cáo tổng chi phí, doanh thu ... )
Công việc hàng quý:
- Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý (Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý).
- Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý.
- Thuế TNDN: Không cần nộp tờ khai. Tự tính số tiền thuế TNDN (Nếu có phát sinh thì đi nộp tiền thuế TNDN)
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý.
- Lập các báo cáo nội bộ (Theo yêu cầu của quản lý)
- Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ Phải thu, Phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản;
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái;
Công việc hàng năm:
- Đầu năm:
- Nộp tiền thuế Môn bài (đối với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động)
- Nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài (Đối với nhưng doanh nghiệp mới thành lập)
- Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới như:
- Kết chuyển lãi lỗ năm tài chính cũ
- Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
- Cuối năm:
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
- Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm.
- Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và TNCN
- Lập báo cáo tài chính.
- Lập báo cáo quản trị (theo yêu cầu của quản lý)
- In sổ sách theo qui định (sổ quỹ, ngân hàng,báo cáo nhập xuất tồn kho,sổ chi tiết,....)
Mỗi vị trí ngành nghề sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Việc tìm hiểu những yêu cầu vị trí nghề nghiệp mình hướng tới sẽ giúp các bạn hoàn thiện các khả năng của mình sao cho phù hợp với công việc.
Hoatieu.vn hi vọng bài viết sẽ có ích với những bạn mới ra trường, những người có định hướng công việc vào ngành kế toán. Các bạn có thể quyết định xem ngành nghề này có phù hợp với mình hay không, mình cần cải thiện, bổ sung những gì nếu muốn hoạt động trong ngành này.
Hoatieu.vn vừa đưa đến cho bạn đọc những công việc của kế toán nội bộ và kế toán tổng hợp.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công