Quy chuẩn hoa tiêu hàng hải năm 2024

Hoa tiêu hàng hải là gì? Các quy chuẩn về hoa tiêu hàng hải hiện nay được quy định như thế nào? Các câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung sau đây.

1. Hoa tiêu hàng hải là gì?

Căn cứ theo điều 249 Bộ luật hàng hải 2015 quy định:

1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.

2. Trong thời gian dẫn tàu, hoa tiêu hàng hải thuộc quyền chỉ huy của thuyền trưởng tàu được dẫn.

3. Thuyền trưởng có quyền lựa chọn hoa tiêu hàng hải hoặc đình chỉ hoạt động của hoa tiêu hàng hải và yêu cầu thay thế hoa tiêu hàng hải khác.

2. Điều kiện hành nghề của hoa tiêu hàng hải

Căn cứ theo điều 250 Bộ luật hàng hải 2015 quy định:

1. Là công dân Việt Nam.

2. Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ.

3. Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

4. Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.

5. Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.

3. Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu

Theo điều 251 Bộ luật hàng hải 2015 quy định:

1. Hoa tiêu hàng hải có quyền từ chối dẫn tàu, đồng thời phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải khi thuyền trưởng cố ý không thực hiện chỉ dẫn hoặc khuyến cáo hợp lý của mình.

2. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thường xuyên chỉ dẫn cho thuyền trưởng biết về điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu; khuyến cáo thuyền trưởng về các hành động không phù hợp với quy định bảo đảm an toàn hàng hải và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Hoa tiêu hàng hải có nghĩa vụ thông báo cho Cảng vụ hàng hải về tình hình dẫn tàu và những thay đổi có tính chất nguy hiểm về hàng hải mà mình phát hiện được trong khi dẫn tàu.

4. Hoa tiêu hàng hải phải thực hiện mẫn cán nghĩa vụ của mình. Việc dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải kết thúc sau khi tàu đã thả neo, cập cầu cảng, đến vị trí thỏa thuận an toàn hoặc khi có hoa tiêu hàng hải khác thay thế. Hoa tiêu hàng hải không được phép rời tàu, nếu không có sự đồng ý của thuyền trưởng.

4. Các hạng hoa tiêu hàng hải

Các hạng hoa tiêu hàng hải
Các hạng hoa tiêu hàng hải

Hạng hoa tiêu hàng hải được quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, theo đó:

1. Hoa tiêu hàng hải hạng Ba là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Ba. Hoa tiêu hàng hải hạng Ba được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 4000 GT và có chiều dài tối đa đến 115 m.

2. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhì là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhì. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhì được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 10.000 GT và có chiều dài tối đa đến 145 m.

3. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhất là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhất. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhất được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 20.000 GT và có chiều dài tối đa đến 175 m.

4. Hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH Ngoại hạng. Hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng được phép dẫn tất cả các loại tàu biển.

5. Hoa tiêu hàng hải được phép dẫn các loại tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam tương ứng với hạng hoa tiêu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

5. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc

Căn cứ theo điều 3 Thông tư 43/2018/ TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu bắt buộc là:

Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Vùng hoa tiêu hàng hải hiện nay được phân làm 8 vùng trên cả nước, mỗi vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc sẽ có nhiều tàu thuyền dẫn tàu nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong khu vực được giao. Mỗi vùng hoa tiêu hàng hải sẽ được phân theo khu vực địa lý các tỉnh thành từ Bắc vào Nam.

6. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải là gì?

Dịch vụ hoa tiêu hàng hải là một dịch vụ dẫn tàu khi ra vào cảng hoặc trong vùng nước của cảng, hoặc khi di chuyển trong vùng nước có độ phức tạp cao cần chỉ dẫn của hoa tiêu hàng hải để vượt qua được vùng nước đó an toàn.

Vậy nên dịch vụ hoa tiêu hàng hải cần hoa tiêu có kinh nghiệm trong tàu thuyền và vùng nước làm việc để chỉ dẫn những tàu thuyền khác được an toàn.

7. Các loại dịch vụ hoa tiêu hàng hải

Hiện nay có 2 loại dịch vụ hoa tiêu hàng hải là:

  • Hoa tiêu trong cảng: là những tàu hoa tiêu sẽ hoạt động trong cùng nước cảng bao gồm: Dẫn tàu trên luồng và điều động tàu rời, cập cầu.
  • Hoa tiêu trên biển: là những tàu hoa tiêu sẽ dẫn tàu trong các vùng biển ven bờ nằm trong lãnh hải nước ta, ở đó có vùng nước phức tạp.

Như vậy hoa tiêu hàng hải là một vị trí rất quan trọng cần cỏ trong các dịch vụ hảng hải nhằm hạn chế những nguy hiểm của giao thông trên biển do tàu thuyền hoặc vùng nước nguy hiểm gây nên. Từ đó cũng bảo vệ được an ninh trên vùng biển của nước mình. Vì giao thông trên biển cũng rất nguy hiểm với những tàu thuyền không nắm rõ được địa hình, vùng nước, thời tiết khu vực đang di chuyển rất dễ xảy ra những tai nạn thiệt hại lớn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
2 406
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm