Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 2024
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 2024 bao gồm tổng hợp các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học. Mời các thầy cô cùng tham khảo bài viết để nắm rõ được các thiết bị dạy học cần thiết cho học sinh cấp tiểu học theo quy định của pháp luật hiện hành.
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học
- 1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu là gì?
- 2. Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học?
- 3. Nội dung thông tư
- 4. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Việt
- 5. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán
- 6. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Ngoại ngữ
- 7. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn học cấp tiểu học
1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu là gì?
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu là danh sách quy định về những thiết bị cần phải được trang bị khi dạy học của các thầy, cô giáo. Đây là những thiết bị bắt buộc phải có để đảm bảo chất lượng giờ giảng dạy, lên lớp của các thầy cô. Qua đó đảm bảo cho học sinh nắm chắc được lượng kiến thức phong phú của bài học.
2. Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học?
Ngày 30 tháng 12 năm 2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT quy định về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp
Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/02/2022 kèm Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, bao gồm các môn học có trong chương trình học cấp tiểu học và bổ sung thêm nhiều môn so với Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT.
Theo đó Thông tư này bao gồm danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn như sau: Môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Ngoại ngữ, môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí, môn Khoa học, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Giáo dục thể chất, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và Thiết bị dùng chung.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Tiểu học căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT.
3. Nội dung thông tư
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 37/2021/TT-BGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, bao gồm: Môn Tiếng Việt, môn Toán, môn Ngoại ngữ, môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí, môn Khoa học, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Giáo dục thể chất, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và Thiết bị dùng chung.
Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Tiểu học.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.
1. Thông tư này thay thế Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và Thông tư số 43/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học theo lộ trình như sau:
a) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 3 từ năm học 2022-2023;
b) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 4 từ năm học 2023-2024;
c) Thay thế Danh mục thiết bị lớp 5 từ năm học 2024-2025.
3. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban VHGD của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo; - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - Bộ trưởng; - Như Điều 4 (để thực hiện); - Công báo; - Cổng TTĐT của Chính phủ; - Cổng TTĐT của Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTH, Vụ PC (10b). | KT. BỘ TRƯỞNG |
4. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Việt
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC - MÔN TIẾNG VIỆT
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT | Chủ đề dạy học | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị dạy học | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV | HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A | Tranh ảnh |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I | Chủ đề 1: Tập viết |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Bộ mẫu chữ viết | Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu chữ viết để viết cho đúng, đẹp. | a) Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 8 tờ, kích thước (540x790)mm, dung sai 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ, trong đó: - 4 tờ in bảng chữ cái viết thường, dấu thanh và chữ số; - 4 tờ in bằng chữ cái viết hoa. b) Mẫu chữ cái viết thường và chữ cái viết hoa đều được thể hiện ở 4 dạng: Chữ viết đứng, nét đều; chữ viết đứng, nét thanh, nét đậm; chữ viết nghiêng (15°), nét đều; chữ viết nghiêng, nét thanh, nét đậm. | x | x | Bộ | 01/lớp | Dùng cho lớp 1, 2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | Bộ chữ dạy tập viết | Giúp học sinh thực hành quan sát mẫu chữ để hình thành biểu tượng về chữ cái, nhận biết các nét cơ bản và quy trình viết một chữ cái trước khi thực hành luyện tập bằng nhiều hình thức khác nhau. | Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Gồm 39 tờ, kích thước (210x290)mm, dung sai 10mm, in từng chữ cái, chữ số trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Trong đó: - 29 tờ in các chữ cái tiếng Việt (một mặt in chữ cái viết thường, một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 1); - 5 tờ in chữ số kiểu 1 (gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, in ở hai mặt); - 5 tờ một mặt in chữ cái viết hoa kiểu 2, một mặt in chữ số kiểu 2. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 1, 2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II | Chủ đề 2: Học vần |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Bộ thẻ chữ học vần thực hành | Giúp học sinh thực hành ghép vần, ghép tiếng, từ khóa, từ ngữ ứng dụng và thực hành vận dụng sáng tạo (ghép tiếng, từ mở rộng). | Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học được phóng to, in 2 màu. Bao gồm: - 80 thẻ chữ, kích thước (20x60)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Font chữ Vnavant, cỡ 72, kiểu chữ đậm), in màu trên nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng; trong đó: d, đ, k, p, q, r, s, v, x, y (mỗi chữ cái có 2 thẻ); a, ă, â, b, c, e, ê, g, i, l, n, o, ô, ơ, u, ư (mỗi chữ cái có 3 thẻ); h, m, t (mỗi chữ cái có 4 thẻ); - 12 thẻ dấu ghi thanh, in màu trên mảnh nhựa trong, dùng để cài lên thẻ chữ; trong đó: hỏi, ngã, nặng (mỗi dấu có 2 mảnh), huyền, sắc (mỗi dấu có 3 mảnh). (Ghi chú: Các thẻ chữ có thể sử dụng với thanh cài hoặc bảng cá nhân có từ tính. Bảng cá nhân học sinh có 2 mặt, một mặt có thể viết phấn, một mặt có từ tính và viết được bút dạ.) | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | Bộ chữ học vần biểu diễn | Hướng dẫn quá trình học tập âm vần mới bằng trực quan sinh động, hấp dẫn. | Bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học. Bao gồm: - 97 thẻ chữ, kích thước (60x90)mm, in 29 chữ cái tiếng Việt (Pont chữ Vnavant, cỡ 150), in đậm trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ: b, d, đ, e, l, ơ, r, s, v, x (mỗi chữ cái có 2 thẻ); ă, â, q (mỗi chữ cái có 3 thẻ); a, c, ê, g, i, k, m, o, ô, p, u, ư, y (mỗi chữ cái có 4 thẻ); n, t (mỗi chữ cái có 5 thẻ); h (6 thẻ); - Dấu ghi thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng); dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi); in trên mảnh nhựa trong để cài lên thẻ chữ; mỗi dấu có 2 mảnh; - Các thẻ được in 2 mặt (chữ màu đỏ), một mặt in chữ cái thường, mặt sau in chữ cái hoa tương ứng; - Bảng phụ có 6 thanh nẹp để gắn chữ (6 dòng), kích thước (1.000x900)mm (hoặc bảng có từ tính để gắn thẻ chữ có nam châm). | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
III | Chủ đề 3: Chính tả |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Tên chữ cái tiếng Việt | Bảng tên chữ cái tiếng Việt | Giúp học sinh thuộc tên chữ cái tiếng Việt. | Bảng ghi tên chữ cái tiếng Việt in 2 màu, 1 tờ kích thước (540x790)mm, dung sai 10mm, in trên giấy couche, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Thiết kế 3 cột như sau:
| x | x | Bộ | 02/lớp | Dùng cho lớp 2, 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B | VIDEO/ CLIP |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I | Chủ đề 1. Tập viết |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Video dạy viết các chữ viết thường cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt (2 kiểu: chữ đứng, chữ nghiêng) | Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu các nét chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh. | Video có nội dung dạy viết các chữ viết thường cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt kèm âm thanh hướng dẫn cách xác định độ cao, độ rộng cách chấm các điểm tọa độ từng chữ (điểm đặt bút, các điểm chuyển bút, điểm dừng bút). Lưu ý: Kích cỡ dòng kẻ và chữ viết theo quy định chung của bộ mẫu chữ cái viết thường. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | Video dạy viết các chữ viết hoa cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt (2 kiểu: chữ đứng, chữ nghiêng) | Giúp học sinh thực hành quan sát, ghi nhớ mẫu các nét chữ viết để viết cho đúng, đẹp, kích thích hứng thú luyện viết chữ đẹp của học sinh. | Video có nội dung dạy viết các chữ viết hoa cỡ nhỏ theo bảng chữ cái tiếng Việt kèm âm thanh hướng dẫn cách xác định độ cao, độ rộng cách chấm các điểm tọa độ từng chữ (điểm đặt bút, các điểm chuyển bút, điểm dừng bút). Lưu ý: Kích cỡ dòng kẻ và chữ theo quy định chung của bộ mẫu chữ cái viết hoa. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II | Chủ đề 2: Viết đoạn văn, bài văn |
|
|
|
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 | Video giới thiệu, tả đồ vật | Minh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của đồ vật phục vụ cho hoạt động nói, viết đoạn văn giới thiệu, miêu tả đồ vật. | Video/clip có nội dung về hình dáng, màu sắc, chất liệu, hoạt động của một số đồ vật quen thuộc trong đời sống, phù hợp với HS tiểu học. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 2, 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2 | Video tả con vật, cây cối | Minh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của con vật, cây cối để nói, viết đoạn văn/ bài văn miêu tả. | - Video/clip có nội dung về hình dáng, hoạt động của một số con vật nuôi, con vật hoang dã (sống trong rừng, sống ở sông/ biển); - Video/clip có nội dung về đặc điểm của một số loài cây có trong tự nhiên (cây có hoa, cây bóng mát, cây ăn quả). | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 4 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3 | Video tả người, tả cảnh | Minh họa, giúp HS quan sát, tìm hiểu các đặc điểm của người, của phong cảnh để viết bài văn miêu tả. | - Video/clip có nội dung về hình dáng, hoạt động của con người ở các độ tuổi, nghề nghiệp và công việc khác nhau; - Video/clip có nội dung về một số cảnh đẹp tiêu biểu ở các vùng, miền (biển, rừng núi, đồng bằng, miền Bắc, miền Trung, miền Nam), | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 5 |
5. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC - MÔN TOÁN
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT | Chủ đề dạy học | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị dạy học | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | ||||||||
A | THIẾT BỊ DÙNG CHUNG | ||||||||
I | HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | ||||||||
1 | Hình học | Thiết bị vẽ bảng trong dạy học toán | GV sử dụng khi vẽ bảng trong dạy học Toán. | 01 chiếc thước thẳng dài tối thiểu 500mm, độ chia nhỏ nhất là 1mm, được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu khác có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng. Vạch kẻ trên thước thẳng, màu chữ và kẻ vạch trên thước tương phản với màu thước để dễ đọc số. | x | x | Cái | 01/GV | |
B | THIẾT BỊ THEO CÁC CHỦ ĐỀ | ||||||||
I | DỤNG CỤ | ||||||||
1 | SỐ VÀ PHÉP TÍNH | ||||||||
1.1 | Số tự nhiên | Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số | Giúp HS thực hành nhận biết số, đọc, viết, so sánh các số tự nhiên trong phạm vi từ 0 đến 100 (đối với lớp 1); từ 0 đến 1.000 (đối với lớp 2); từ 0 đến 100.000 (đối với lớp 3). | Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số gồm: a) Các thẻ chữ số từ 0 đến 9. Mỗi chữ số có 4 thẻ chữ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |
b) 20 que tính dài 100mm, tiết diện ngang 3mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1 | |||||
c) 10 thẻ in hình bó chục que tính gồm 10 que tính gắn liền nhau, mỗi que tính có kích thước (100x3)mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1 | |||||
d) Thẻ dấu so sánh (lớn hơn, bé hơn, bằng); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |||||
đ) 10 thanh chục khối lập phương (thanh chục khối lập phương là một tấm nhựa hình chữ nhật kích thước (15x150)mm, vẽ mô hình 3D của 10 khối lập phương được xếp thành một cột); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 2 | |||||
e) 10 bảng trăm (bảng trăm là một tấm nhựa hình vuông kích thước (150x150)mm, vẽ mô hình 3D của 100 khối lập phương được xếp thành 10 hàng, mỗi hàng gồm 10 hình lập phương); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 2 | |||||
g) 10 thẻ khối 1.000 (thẻ khối 1.000 là một tấm nhựa hình vuông vẽ mô hình 3D của 1000 khối lập phương, mỗi khối lập phương có kích thước (15x15x15)mm), tạo thành một mô hình 3D của khối lập phương có kích thước (150x150x150)mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 2 | |||||
h) 10 thanh 10.000 (thanh 10.000 là một tấm nhựa hình chữ nhật kích thước (15x150)mm vẽ mô hình 3D của 10 thẻ 1.000 chồng khít lên nhau); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 3, 4 | |||||
i) 01 thẻ ghi số 100.000 hình chữ nhật có kích thước (60x90)mm. | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 3, 4 | |||||
Vật liệu: Tất cả các thiết bị trên được làm bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. | |||||||||
1.2 | Phép tính | Bộ thiết bị dạy phép tính | HS thực hành cộng, trừ trong phạm vi 10, cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 đối với lớp 1; Giúp HS thực hành cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, cộng, trừ (không nhớ, có nhớ) trong phạm vi 1.000; Phép nhân, phép chia (bảng nhân 2,5; bảng chia 2,5) Giúp HS thực hành cộng, trừ (không và có nhớ) trong phạm vi 10.000/100.000, phép nhân, phép chia trong phạm vi 10.000/100.000. | Bộ thiết bị dạy phép tính gồm: | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |
a) Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ, nhân, chia); mỗi dấu 02 thẻ, in chữ màu và gắn được lên bảng; kích thước mỗi thẻ (30x50)mm; | |||||||||
b) 20 que tính dài 100mm, tiết diện ngang 3mm (như đã mô tả trong 1.1.b); | x | Bộ | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | ||||||
c) 10 thẻ in hình bó chục que tính - gồm 10 que tính gắn liền nhau, mỗi que tính có kích thước (100x3)mm (như đã mô tả trong 1.1.c); | x | Bộ | Dùng cho lớp 1 | ||||||
d) 10 bảng trăm (bảng trăm là một tấm nhựa hình vuông kích thước (150x150)mm, vẽ mô bình 3D của 100 khối lập phương được xếp thành 10 hàng, mỗi hàng gồm 10 hình lập phương (như đã mô tả trong 1.1.e); | x | Bộ | Dùng cho lớp 1 | ||||||
e) 10 thẻ mỗi thẻ 2 chấm tròn, 10 thẻ mỗi thẻ 5 chấm tròn, đường kính mỗi chấm tròn trong thẻ 15mm. | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 2, 3 | |||||
Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), không cong vênh, chịu được nước, có màu tươi sáng, an toàn trong sử dụng. | |||||||||
2 | HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG |
|
|
|
|
| |||
2.1 | Hình học | Bộ thiết bị vẽ bảng trong dạy học hình học | GV sử dụng khi vẽ bảng trong dạy học hình học. | Bộ thiết bị vẽ bảng gồm: - 01 ê ke có kích thước các cạnh (300x400x500)mm; - 01 chiếc compa dài 400mm với đầu được thiết kế thuận lợi khi vẽ trên bảng bằng phấn, bút dạ, một đầu thuận lợi cho việc cố định trên mặt bảng; - 01 thước đo góc đường kính 300mm, có hai đường chia độ, khuyết ở giữa. Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa/gỗ hoặc vật liệu có độ cứng tương đương, không cong vênh, màu sắc tươi sáng, an toàn với người sử dụng. | x | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 3, 4, 5 |
2.2 | Khối lượng | Bộ thiết bị dạy khối lượng | Giúp HS thực hành cân. | Bộ thiết bị dạy khối lượng gồm: - 01 cân đĩa loại 5kg; - 01 hộp quả cân loại: 10g, 20g, 50g, 100g, 200g, 500g, 1kg; 2kg (mỗi loại 2 quả). | x | x | Bộ | 04/lớp | Dùng cho lớp 2, 3 |
2.3 | Dung tích | Bộ thiết bị dạy dung tích | Giúp HS thực hành đo dung tích. | Bộ thiết bị dạy dung tích gồm: - 01 chai 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100; 200; 300;...; 1.000; - 01 ca 1 lít, có 10 vạch chia ghi các số 100; 200; 300; ...; 1.000. | x | x | Bộ | 04/lớp | Dùng cho lớp 2, 3 |
2.4 | Diện tích | Thiết bị dạy diện tích | Giúp HS thực hành đo diện tích. | Thiết bị dạy diện tích là tấm phẳng trong suốt, kẻ ô vuông một chiều 10 ô, một chiều 20 ô. Ô vuông có kích thước (10x10)mm. | x | x | Tấm | 06/lớp | Dùng cho lớp 3 |
3 | THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT |
|
|
|
|
| |||
3.1 | Xác suất | Bộ thiết bị dạy học yếu tố xác suất | Giúp HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về khả năng xảy ra của một sự kiện (hay hiện tượng). | Bộ thiết bị dạy học yếu tố xác suất gồm: - 01 quân xúc xắc có độ dài cạnh là 20mm; có 6 mặt, số chấm xuất hiện ở mỗi mặt là một trong các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (mặt 1 chấm; mặt 2 chấm;...; mặt 6 chấm); - 01 hộp nhựa trong để tung quân xúc xắc (Kích thước phù hợp với quân xúc xắc); - 02 đồng xu gồm một đồng xu to có đường kính 25mm và một đồng xu nhỏ có đường kính 20mm; độ dày 1mm; làm bằng hợp kim (nhôm, đồng). Trên mỗi đồng xu, một mặt khắc nổi chữ N, mặt kia khác nổi chữ S; - 01 hộp bóng có 3 quả, trong đó có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ và 1 quả bóng vàng, các quả bóng có kích thước và trọng lượng như nhau với đường kính 35mm (giống quả bóng bàn). | x | x | Bộ | 06/lớp | Dùng cho lớp 3, 4, 5 |
II | MÔ HÌNH | ||||||||
1 | SỐ VÀ PHÉP TÍNH | ||||||||
1.1 | Phân số | Bộ thiết bị hình học dạy phân số | GV sử dụng khi dạy học về phân số. | Bộ thiết bị hình học dạy phân số gồm: - 09 hình tròn đường kính 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn); - 02 hình tròn đường kính 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm, chuyển động quay tương đối với nhau thông qua trục nối tâm có vòng đệm ở giữa; một hình trong suốt, một hình màu tối (mỗi hình: được chia thành 8 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ, sơn màu đỏ 1/2 hình tròn. Các đường bao, đường nối tâm, có chiều rộng 1mm); - 04 hình vuông có kích thước (160x160)mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5 mm. (Ghi chú: Các hình có thể sử dụng từ tính để giáo viên đính lên bảng từ) | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 4, 5 | |
1.2 | Phân số | Bộ thiết bị hình học thực hành phân số | Giúp HS khám phá, hình thành, thực hành, luyện tập về phân số. | Bộ thiết bị hình học dạy học phân số gồm: - 09 hình tròn đường kính Φ40mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm màu sáng (trong đó có 5 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn màu đỏ 1/4 hình; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, đường viền theo chu vi và đường kẻ chia (không tiếp xúc với phần sơn) là nét kẻ đứt rộng 1mm, sơn đỏ 1/4; 1 hình được chia thành 4 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm toàn bộ hình tròn sơn màu đỏ; 1 hình được chia thành 2 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm; sơn đỏ 1/2 hình; 1 hình được chia thành 6 phần đều nhau qua tâm bằng nét kẻ rộng 1mm, sơn đỏ 5/6 hình tròn; - 04 hình vuông có kích thước (40x40)mm, màu trắng (trong đó có 3 hình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, 1/4 hình có màu xanh cô ban và 1 bình chia thành 4 hình vuông nhỏ đều nhau qua tâm, bằng nét kẻ rộng 1mm, riêng phần không màu là nét kẻ đứt, 3/4 hình có màu xanh cô ban), độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm. | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 4, 5 | |
2 | HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG | ||||||||
2.1 | Hình phẳng và hình khối | Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối | - Giúp GV dạy hình phẳng và hình khối. - Giúp HS thực hành nhận dạng hình phẳng và hình khối, lắp ghép xếp hình. | Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối gồm: | |||||
a) Các hình phẳng gồm: 6 hình tam giác đều cạnh 40mm; 4 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 50mm; 2 hình tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông 40mm và 60mm; 10 hình vuông kích thước (40x40)mm; 8 hình tròn đường kính 40mm, 2 hình chữ nhật kích thước (40x80)mm. Các hình có độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |||||
b) 4 hình tứ giác khác nhau (cạnh ngắn nhất 30mm, cạnh dài nhất 70mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 2, 3 | |||||
c1) - 02 hình thang bằng nhau, kích thước đầy lớn 280mm, đầy nhỏ 200mm, chiều cao 150mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, màu đỏ, đường cao màu trắng (trong đó có 1 hình giữ nguyên; 1 hình cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác); - 02 hình tam giác bằng nhau, kích thước cạnh đáy 250mm, cạnh xiên 220mm, cao 150mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2 mm, màu xanh côban (trong đó có 1 hình tam giác giữ nguyên, có đường cao màu đen; 1 hình cắt thành 2 tam giác theo đường cao để ghép với hình trên được hình chữ nhật); | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 5 | |||||
c2) - 02 hình thang bằng nhau, kích thước 2 đáy 80mm và 50mm, chiều cao 40mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2 mm, màu đỏ, kẻ đường cao (trong đó có 1 hình thang nguyên; 1 hình thang cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác); - 02 hình tam giác bằng nhau, kích thước đáy 80mm, cao 40mm, 1 góc 60°, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm, màu xanh côban (trong đó có 1 hình tam giác nguyên, có kẻ đường cao; 1 hình tam giác cắt theo đường cao thành 2 tam giác để ghép với hình trên được hình chữ nhật (80x40)mm); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 5 | |||||
d1) 01 hình bình hành màu xanh cô ban có kích thước cạnh dài 240mm, đường cao 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm, góc nhọn 60°; | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 4 | |||||
d2) 01 hình bình hành có cạnh dài 80mm, cao 50mm, góc nhọn 60°, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 4 | |||||
e1) 02 hình thoi màu đỏ có kích thước 2 đường chéo là 300mm và 160mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,5mm (1 hình giữ nguyên, 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn); | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 4 | |||||
e2) 02 hình thoi có hai đường chéo 80mm và 60mm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm (trong đó 1 hình giữ nguyên và 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn); | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 4 | |||||
g1) 04 khối hộp chữ nhật kích thước (40x40x60)mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |||||
g2) 04 khối lập phương kích thước (40x40x40)mm; 04 khối trụ đường kính 40mm (trong đó, 2 cái cao 40mm, 2 cái cao 60mm); 4 khối cầu đường kính 40mm; 4 khối cầu đường kính 60mm; | x | Bộ | 01/HS | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |||||
g3) - 01 hình hộp chữ nhật kích thước (200x160x100)mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình hộp chữ nhật (gắn được trên bảng từ); - 01 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (200x160x100)mm, trong suốt, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm. Bên trong chứa 1 tấm đáy (200x160x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, sơn ô vuông (10x10)mm bằng hai màu trắng, đỏ; - 01 hình lập phương cạnh 200mm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 mặt đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương (gắn được trên bảng từ); - 01 hình lập phương cạnh 100mm biểu diễn thể tích 1dm3, trong suốt, bên trong chứa 1 tấm đáy có kích thước bằng (100x100x10)mm và 1 cột (10x10x90)mm, ô vuông (10x10)mm có hai màu xanh, trắng; - 01 hình trụ làm bằng vật liệu trong suốt, độ dày tối thiểu là 2mm, đáy có đường kính 100mm, chiều cao 150mm; - 01 hình cầu làm bằng vật liệu màu đỏ trong suốt, độ dày tối thiểu là 3mm, đường kính 200mm; Giá đỡ có đường kính 90mm, chiều cao 20mm, độ dày tối thiểu là 2mm. Vật liệu: Tất cả các thiết bị được làm bằng nhựa, gỗ (hoặc vật liệu có độ cứng tương đương), có màu sắc tươi sáng, an toàn trong sử dụng. | x | Bộ | 01/GV | Dùng cho lớp 5 | |||||
2.2 | Mét vuông | Bộ thiết bị dạy học dạy đơn vị đo diện tích mét vuông | GV sử dụng khi dạy về diện tích. | 01 bảng kích thước (1.250x1.030)mm, được kẻ thành các ô có kích thước (100x100)mm. | x | Bảng | 01/GV | Dùng cho lớp 4 | |
2.3 | Thời gian | Thiết bị trong dạy học về thời gian | Giúp HS thực hành xem đồng hồ. | Mô hình đồng hồ đường kính 300mm có kim giờ, kim phút và có thể quay đồng bộ với nhau, trên mặt đồng hồ có 60 vạch để chỉ 60 phút. | x | Chiếc | 01/lớp | Dùng cho lớp 1, 2, 3 | |
III | PHẦN MỀM | ||||||||
1 | Hình học và đo lường | Phần mềm toán học | Phần mềm toán học hỗ trợ GV giúp HS thực hành, luyện tập các yếu tố hình học. | Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ hình trong dạy học các yếu tố hình học; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền. | x | Bộ | 01/GV | ||
2 | Thống kê và xác suất | Phần mềm toán học | Phần mềm toán học hỗ trợ GV giúp HS thực hành, luyện tập các yếu tố Thống kê và xác suất. | Phần mềm toán học đảm bảo hỗ trợ GV vẽ bảng, biểu đồ; mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên trong dạy học các yếu tố Thống kê và xác suất; Phải sử dụng phần mềm không vi phạm bản quyền. | x | Bộ | 01/GV |
6. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Ngoại ngữ
DANH MỤC
THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TIỂU HỌC - MÔN NGOẠI NGỮ
(Kèm theo Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I.Thiết bị dạy học ngoại ngữ thông dụng (lựa chọn 1)
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường, có thể lựa chọn một hoặc một số thiết bị sau đây để trang bị cho giáo viên dạy môn ngoại ngữ hoặc lắp đặt trong phòng học bộ môn ngoại ngữ:
TT | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị dạy học | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | |||||||
1 | Đài đĩa CD | Phát các học liệu âm thanh. | - Phát các loại đĩa CD có các định dạng phổ thông; - Có cổng USB và/hoặc thẻ nhớ; - Có chức năng nhớ, tua tiến, tua lùi, tạm dừng; - Đài AM, FM; - Nguồn điện: AC 110-220V/50 Hz, sử dụng được pin. | x | Chiếc | 01 | Có thể sử dụng thiết bị dùng chung | |
2 | Đầu đĩa | Phát học liệu hình ảnh và âm thanh cho các hoạt động nghe và nói. | - Loại thông dụng; - Đọc đĩa DVD, VCD/CD, CD - RW và các chuẩn thông dụng khác; - Có cổng kết nối USB, thẻ nhớ; - Tín hiệu ra dưới dạng AV, HDMI; - Chức năng tua tiến, tua lùi, tạm dừng; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: 90V - 240V/50 Hz. | x | Chiếc | 01 | Có thể sử dụng thiết bị dùng chung | |
3 | Máy chiếu (hoặc Màn hình hiển thị) | Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh, hình ảnh. | Máy chiếu: Loại thông dụng. - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz. | x | Chiếc | 01 | ||
4 | Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay | Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng. | - Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điếu hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ; - Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); - Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. | x | Chiếc | 01 | ||
5 | Thiết bị âm thanh đa năng di động | Phát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên. | - Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; - Kết nối Line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; - Công suất phù hợp với lớp học; - Kèm theo micro; - Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc. | x | Bộ | 01 | ||
6 | Bộ học liệu bằng tranh | Bộ tranh có nội dung theo các chủ điểm/chủ đề trong chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kích thước (148x210)mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). | x | Bộ | 04 đến 06/GV | |||
7 | Bộ học liệu điện tử | Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài dạy điện tử; - Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; - Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; - Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình. | x | Bộ | 01/GV |
II. Hệ thống thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng (lựa chọn 2 - được trang bị và lắp đặt cho 01 phòng học Bộ môn Ngoại ngữ)
TT | Tên thiết bị | Mục đích sử dụng | Mô tả chi tiết thiết bị dạy học | Đối tượng sử dụng | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú | |
GV | HS | |||||||
1 | Máy chiếu đa năng hoặc Màn hình hiển thị | Kết nối với máy tính và các thiết bị khác để phát âm thanh hình ảnh. | Máy chiếu: Loại thông dụng. - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Cường độ sáng tối thiểu 3.500 Ansilumens; - Độ phân giải tối thiểu XGA; - Kích cỡ khi chiếu lên màn hình tối thiểu 100 inch; - Điều khiển từ xa; - Kèm theo màn chiếu và thiết bị điều khiển (nếu có). Màn hình hiển thị: Loại thông dụng, màn hình tối thiểu 50 inch, Full HD - Có đủ cổng kết nối phù hợp; - Có ngôn ngữ hiển thị Tiếng Việt; - Điều khiển từ xa; - Nguồn điện: AC 90-220V/50Hz. | x | Chiếc | 01 | ||
2 | Thiết bị âm thanh đa năng di động | Phát các học liệu âm thanh và trợ âm cho giáo viên. | - Tích hợp được nhiều tính năng âm ly, loa, micro, đọc các định dạng DVD, CD, SD, USB trên thiết bị; - Kết nối Line-in, audio in, bluetooth với nguồn phát âm thanh; - Công suất phù hợp với lớp học; - Kèm theo micro; - Nguồn điện: AC 220V/50Hz; DC, có ắc quy/pin sạc. | x | Bộ | 01 | ||
3 | Bộ học liệu bằng tranh | Bộ học liệu (học liệu in) bao gồm: Bộ tranh có nội dung theo các chủ điểm/chủ đề trong chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, kích thước (148x210) mm, in offset 4 màu trên giấy couche định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ (hoặc in màu trên nhựa). | x | Bộ | 04 đến 06/GV | |||
4 | Bộ học liệu điện tử | Hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (điện tử), bài giảng (điện tử), học liệu (điện tử), bài tập, bài kiểm tra đánh giá. | Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo chương trình môn Ngoại ngữ cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không vi phạm các quy định về bản quyền, pháp luật, chủ quyền, văn hóa, dân tộc, giới, các đối tượng dễ tổn thương, có hệ thống học liệu điện tử (bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy luyện nghe/nói cho học sinh, hệ thống câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận tiện cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên máy tính trong môi trường không có kết nối internet. Đảm bảo các chức năng: - Chức năng hỗ trợ soạn kế hoạch bài dạy điện tử; - Chức năng chuẩn bị bài giảng điện tử; - Chức năng chèn các học liệu điện tử (hình ảnh, video, âm thanh) vào giáo án điện tử; - Chức năng tạo câu hỏi, bài tập; - Chức năng kiểm tra đánh giá. Bộ học liệu điện tử gồm các bài nghe, video, hình ảnh, bài giảng điện tử để dạy cho học sinh. Các nội dung phải phù hợp với chương trình. | x | Bộ | 1 | ||
5 | Thiết bị cho học sinh | Hỗ trợ học sinh học ngoại ngữ. | Bao gồm: - Khối thiết bị điều khiển: tối thiểu có các phím bấm để trả lời câu hỏi trắc nghiệm, điều chỉnh âm lượng, lựa chọn kênh âm thanh nghe, gọi giáo viên; - Tai nghe có micro; - Kết nối, tiếp nhận được các điều khiển từ thiết bị của giáo viên. | x | Bộ | 01/HS | ||
6 | Thiết bị dạy cho giáo viên | Hỗ trợ giáo viên thực hiện dạy học ngoại ngữ. | ||||||
6.1 | Bộ máy vi tính để bàn/hoặc máy tính xách tay | Kết nối với các thiết bị ngoại vi để trình chiếu bài giảng. | - Loại thông dụng có cấu hình tối thiểu cài đặt được các hệ điều hành và các phần mềm dạy học ngoại ngữ, tại thời điểm trang bị máy tính không được sản xuất quá 2 năm; - Màn hình tối thiểu: 17 inch (máy tính để bàn), 14 inch (máy tính xách tay); - Có các cổng kết nối tối thiểu: VGA, HDMI, USB, LAN, Wifi và Bluetooth. | x | Bộ | 01 | ||
6.2 | Khối thiết bị điều khiển của giáo viên | Kết nối thiết bị của giáo viên và học sinh. Điều khiển, tổ chức dạy học. | Bao gồm các khối chức năng: - Khuếch đại và xử lý tín hiệu; - Tai nghe có micro; - Bộ đọc và ghi bài giảng của giáo viên: tối thiểu có cổng cắm USB, khe cắm thẻ nhớ; - Phần mềm điều khiển; - Tối thiểu phải đảm bảo các chức năng: + Có giao diện thể hiện các vị trí của học sinh trong lớp; + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ giáo viên tới một học sinh, một nhóm học sinh bất kỳ hoặc cả lớp; + Có thể kết nối tới khối thiết bị điều khiển của học sinh để truyền âm thanh từ một học sinh bất kỳ trong lớp học tới một hoặc một nhóm học sinh khác; + Có thể chia lớp học thành nhiều nhóm để thực hành giao tiếp đồng thời; + Có thể tạo tối thiểu hai kênh âm thanh độc lập để học sinh lựa chọn và luyện nghe; + Giúp giáo viên thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm. | x | Bộ | 01 | ||
6.3 | Phụ kiện | Dùng để cung cấp điện cho các thiết bị và kết nối tín hiệu giữa các thiết bị | Hệ thống cáp điện và cáp tín hiệu đồng bộ (hoặc hệ thống thiết bị kết nối không dây), đủ cho cả hệ thống. | x | x | Bộ | 01 | |
7 | Bàn, ghế dùng cho giáo viên | Giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho giáo viên. | x | Bộ | 01 | ||
8 | Bàn, ghế dùng cho học sinh | Học sinh sử dụng trong quá trình học tập. | Thiết kế phù hợp để lắp đặt thiết bị dạy học ngoại ngữ dành cho học sinh. | x | Bộ | 01/HS | Nơi chưa có điều kiện có thể sử dụng 01/2HS |
7. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn học cấp tiểu học
Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu các môn học còn lại là môn Đạo đức, môn Tự nhiên và Xã hộ, Lịch sử và Địa lí, môn Khoa học, môn Tin học, môn Công nghệ, môn Giáo dục thể chất, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và Thiết bị dùng chung đều được liệt kê chi tiết trong Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải.
Ghi chú:
- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng ở những nơi có điều kiện .
Đối với tranh có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng A4 (210x290)mm, có thể in trên chất liệu nhựa PP (Polypropylen);
- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho các điểm trường;
- Các video/clip trong danh mục có thời lượng không quá 03 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720), hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;
- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm.
Đây là một trong những nội dung nổi bật trong Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/12/2021 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học.
Thông tư này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Các bài viết liên quan có thể tham khảo như:
Tham khảo thêm
Hướng dẫn đánh giá, phân loại học sinh Tiểu học mới nhất theo Thông tư 27
Chế độ thôi việc đối với giáo viên tiểu học 2024
Tuổi nghỉ hưu của lao động nam, nữ chính xác
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2024
Danh sách các tỉnh thành cho học sinh nghỉ thứ 7 trên cả nước
Điều lệ Trường tiểu học mới nhất 2024
Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải file định dạng .doc
2,1 MB 18/04/2019 12:48:41 CH
Gợi ý cho bạn
-
Điểm nghề có được cộng vào điểm thi tốt nghiệp không?
-
Cố ý gián tiếp là gì 2024?
-
Ví dụ về rửa tiền 2024?
-
Quá trình nghiên cứu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cần phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học nào?
-
Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em 2024
-
Tên gọi đầu tiên của Chiến lược diễn biến hòa bình có tên là?
-
Biểu hiện vi phạm khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số là gì?
-
Theo luật trẻ em, chăm sóc thay thế được hiểu như thế nào?
-
Chiết khấu là gì?
-
Trưng dụng đất là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Là gì?
Hòa bình là gì? Bảo vệ hòa bình là gì?
Ý nghĩa của việc trang bị kiến thức toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc cho sinh viên là gì?
Làm gì khi gặp lừa đảo Con cấp cứu ở bệnh viện?
Học sinh tiêu biểu có được giấy khen không?
Chữ ký số là gì? Có bắt buộc phải dùng chữ ký số?
Quy phạm pháp luật là gì? Phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh hoạ bằng ba ví dụ thực tế