Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2023
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học mới nhất 2023. Năm 2023 định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là bao nhiêu tiết một tuần, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học được quy định như thế nào? Trong bài viết này HoaTieu.vn sẽ chia sẻ cho các bạn một số quy định về định mức tiết dạy của giáo viên theo quy định mới nhất của pháp luật.
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học

1. Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học
Căn cứ vào điều 6 chương 2 của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017:
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a.Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy theo đúng quy định của pháp luật giáo viên tiểu học sẽ dạy 23 tiết/tuần.
2. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
Căn cứ Điều 8 của văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017:
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: Giảm 02 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần;
Giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 1 tiết/tuần.
Theo quy định trên nếu giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm thì sẽ được giảm định mức là 3 tiết/tuần.
Đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường được quy định tại Điều 9 văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT 2017 thì có thể được giảm 3-2 tiết/tuần tùy công việc kiêm nhiệm.
Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
1.13 Giáo viên kiêm bí thư đảng bộ, bí thư chi bộ (nơi không thành lập đảng bộ) trường hạng I được giảm 4 tiết/tuần, các trường hạng khác được giảm 3 tiết/tuần.
1a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác công đoàn thực hiện giảm định mức tiết dạy theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2.14 Giáo viên kiêm công tác bí thư đoàn, phó bí thư đoàn cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.
3. Giáo viên kiêm chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường được giảm 2 tiết/tuần.
4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2 tiết/tuần.
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.
Ngoài ra còn có chế độ giảm tiết dạy đối với các trường hợp như:
- Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu được giảm 2 tiết/tuần.
- Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần lễ được giảm 3 tiết (đối với giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở) và 4 tiết (đối với giáo viên tiểu học).
- Giáo viên nữ trường dự bị đại học có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống, mỗi tuần được giảm 3 tiết.
Tổng kết: như vậy theo đúng quy định của pháp luật hiện hành thì định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học sẽ là 23 tiết/1 tuần và giáo viên tiểu học kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm sẽ là 20 tiết/ 1 tuần.
3. Quy định thời gian 1 tiết học tiểu học

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học Bộ giáo dục quy định cụ thể, cấp Tiểu học sẽ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học. Mỗi tiết học từ 35 phút đến 40 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Quy định này hiện vẫn còn hiệu lực.
Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ.
4. Thời gian làm việc, nghỉ hàng năm của giáo viên tiểu học
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
-----------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nhà trường tôi công tác dạy học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học chính khóa, buổi chiều học buổi 2 (buổi 2 là buổi mà học sinh đi học phải đóng tiền riêng). Tôi và những giáo viên dạy môn chuyên ở cấp học Tiểu học (Thể dục, Âm nhạc, Tiếng anh, Mỹ thuật) đều được sắp xếp lịch giảng dạy vào buổi chiều (không phải buổi học chính khóa).
Tôi đề nghị nhà trường sắp xếp lịch giảng dạy về buổi chính khóa (buổi sáng) nhưng nhà trường trả lời là chỉ được xin tạo điều kiện sắp xếp lịch vào buổi chính khóa và giải quyết được hay không còn tùy. Như vậy là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Theo thông tin cung cấp thì đơn vị bạn công tác đang áp dụng hình thức giảng dạy 2 buổi/tuần nên sẽ áp dụng quy định tại Thông tư số 22/2004/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông. Cụ thể:
"1. Trường tiểu học.
Các môn học ở tiểu học bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục.
Đối với các trường tiểu học chương trình 2 buổi/ngày: Có thêm môn học tự chọn: Ngoại ngữ, Tin học.
a. Loại hình giáo viên làm công tác giảng dạy gồm có:
- Giáo viên tiểu học dạy đủ các môn học (kể cả các môn văn hóa và các môn Âm nhạc, Mỹ thuật).
- Giáo viên tiểu học dạy các môn văn hóa trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Giáo viên Âm nhạc, giáo viên Mỹ thuật, giáo viên Tin học, giáo viên Ngoại ngữ, giáo viên Thể dục, giáo viên - Tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Như vậy, văn bản trên chỉ quy định về xác định loại hình giáo viên tham gia giảng dạy tại trường học, không có quy định về việc áp dụng sắp xếp lịch giảng dạy cho loại hình giáo viên này vào buổi học không chính khóa hay học chính khóa. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu đơn vị giải trình về căn cứ áp dụng việc sắp xếp lịch giảng dạy trên để có căn cứ khiếu nại lên cấp có thẩm quyền cao hơn và sắp xếp lịch giảng dạy chính khóa cho bạn theo đúng định mức tiết dạy mà luật quy định. Theo đó, định mức tiết dạy mà đơn vị phải đảm bảo cho bạn sẽ áp dụng theo Điều 6 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT (SĐBS Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT) về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông:
Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết.
Bài viết đã chia sẻ một số quy định về định mức tiết dạy của giáo viên theo quy định mới nhất của pháp luật. Mời các bạn tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Giáo dục đào tạo, mảng Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Minh chứng đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2023 Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp
Điều lệ Trường tiểu học mới nhất 2023 Điều lệ Trường tiểu học Thông tư số 28/2020
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học 2023 Xây dựng kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345
Minh chứng đánh giá điều kiện bổ nhiệm CDNN và xếp lương đối với giáo viên tiểu học Minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên
Những lời nhận xét hay của giáo viên tiểu học 2023 Hướng dẫn cách ghi nhận xét học sinh tiểu học theo Thông tư 22
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất 2023 Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Những Tiêu chuẩn của người Giáo viên tiểu học mới nhất Những yêu cầu đối với người giáo viên tiểu học
Bộ giáo dục chỉ đạo chi trả phụ cấp ưu đãi cho giáo viên tiểu học Công văn 3140/BGDĐT-NGCBQLGD
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

- Sơn QuỳnhThích · Phản hồi · 0 · 26/10/20
- Nguyễn Thị SenThích · Phản hồi · 0 · 27/07/22
- Nguyễn Quốc Trung Trường TH Tân Phú Thạnh 2Thích · Phản hồi · 0 · 09/08/22
- Duy HànThích · Phản hồi · 0 · 17/08/22
- Nong HungThích · Phản hồi · 0 · 21:32 25/10
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 1 · 11:02 27/10
-
- Lệ ThủyThích · Phản hồi · 1 · 21:23 30/10
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 15:02 01/11
-
- Trịnh DungThích · Phản hồi · 0 · 15:49 13/12
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 16:47 13/12
-
- Nguyễn Thị Hoàng TrangThích · Phản hồi · 0 · 19:05 30/12
- Trần Thị Hồng HảiThích · Phản hồi · 0 · 16:30 17/02
- Hoàng AnhThích · Phản hồi · 0 · 08:16 29/08
Mới nhất trong tuần
-
Công văn 4237/BGDĐT-QLCL 2021 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng năm học 2021-2022
-
Độ tuổi thi vào trường công an, quân đội năm 2023
-
Tải Quyết định 2344/QĐ-BGDĐT 2023 file doc, pdf về thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Quyết định 180/QĐ-BGDĐT 2020 danh mục sách giáo khoa lớp 1 môn Tiếng Anh
-
Thông tư 06/2022/TT-BLĐTBXH chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp
-
Quy định về chuẩn hiệu trưởng tiểu học
-
Thông tư 188/2021/TT-BQP định mức giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu KH đối với nhà giáo trong Quân đội nhân dân VN
-
Giáo viên tiểu học có bằng đại học có được tính lương theo bằng cấp 2023?
-
Kế hoạch 770/KH-BGDĐT về việc Giảng dạy môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018
-
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX