Chương trình giáo dục mầm non mới nhất 2024

Tải về

Chương trình giáo dục mầm non 2023

Chương trình giáo dục mầm non 2023 - Văn bản hợp nhất số 01 về Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ giáo dục đào tạo ban hành về việc hợp nhất nội dung Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 51 và Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28. Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình giáo dục mầm non 2023, mời các bạn cùng tham khảo.

Để tải Văn bản hợp nhất số 01 về Chương trình giáo dục mầm non, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài của Hoatieu.

Nội dung chương trình giáo dục mầm non 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2021

THÔNG TƯ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục mầm non, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 9 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017.

2. Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 3 năm 2021.

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục mầm non ngày 05/01/2009;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành Thông tư như sau[1]:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục mầm non.

Điều 2.[2] Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 9 năm 2009 và thay thế Quyết định số 5205/QĐ-BGDĐT ngày 19 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình thí điểm giáo dục mầm non. Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non trong cả nước.

Điều 4. Các Ông (bà) Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


Ngô Thị Minh

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

(Ban hành kèm theo Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non)

Phần một

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG [3]

A. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC MẦM NON

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

B. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

1. Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, có tính chất mở, thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, quy định các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non và đánh giá sự phát triển của trẻ, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi cả nước; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng cho cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục mầm non.

Chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, có kế thừa những ưu việt của Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên quan điểm bảo đảm đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển.

2. Chương trình giáo dục mầm non bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo với nhau, liên thông với Chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi”.

3. Chương trình quy định những nội dung giáo dục áp dụng đối với mọi trẻ em mầm non, đồng thời trao quyền chủ động cho địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non.

C. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

I. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC MẦM NON

1. Bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; bảo đảm tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.

2. Phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

II. YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC MẦM NON

1. Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm lý, sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.

2. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế.

III. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày.

D. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

1. Cơ sở giáo dục mầm non có sứ mệnh hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em mầm non; được giao quyền tự chủ theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non theo quy định của Điều lệ trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

II. CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm tối thiểu theo quy định.

2. Cán bộ quản lý, giáo viên, có trình độ được đào tạo đạt chuẩn trở lên; giáo viên được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; cán bộ quản lý được xếp loại Đạt trở lên theo Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non; cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

3. Nhân viên có trình độ chuyên môn bảo đảm theo quy định, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến nhiệm vụ theo vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục mầm non.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI, HỌC LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC

Địa điểm, diện tích, quy mô cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở vật chất và đồ dùng, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định có liên quan và đáp ứng yêu cầu phát triển chương trình giáo dục nhà trường.

IV. XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

1. Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

2. Gia đình, cộng đồng được hướng dẫn và có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm điều kiện để thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ và chế độ làm việc đối với giáo viên, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Phần hai

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ

A. MỤC TIÊU

Chương trình giáo dục nhà trẻ nhằm giúp trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

- Thích nghi với chế độ sinh hoạt ở nhà trẻ.

- Thực hiện được vận động cơ bản theo độ tuổi.

- Có một số tố chất vận động ban đầu (nhanh nhẹn, khéo léo, thăng bằng cơ thể).

- Có khả năng phối hợp khéo léo cử động bàn tay, ngón tay.

- Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ và vệ sinh cá nhân.

II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.

- Có sự nhạy cảm của các giác quan.

- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu nói đơn giản.

- Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân và các sự vật, hiện tượng gần gũi quen thuộc.

III. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

- Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ.

- Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu.

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói.

- Hồn nhiên trong giao tiếp.

IV. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MỸ

- Có ý thức về bản thân, mạnh dạn giao tiếp với những ngư­ời gần gũi.

- Có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc với con người, sự vật gần gũi.

- Thực hiện được một số quy định đơn giản trong sinh hoạt.

- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện....[4]

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN [5]

Chương trình thiết kế cho 35 tuần, mỗi tuần làm việc 5 ngày, áp dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục hằng ngày thực hiện theo chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện của cơ sở giáo dục mầm non.

Thời điểm nghỉ hè, lễ tết, nghỉ học kỳ theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ thời gian và các hoạt động trong ngày một cách hợp lý ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lý và sinh lý của trẻ, qua đó giúp trẻ hình thành những nền nếp, thói quen tốt và thích nghi với cuộc sống ở nhà trẻ.[6]

Trẻ 3 - 6 tháng tuổi

- Bú mẹ

- Ngủ: 3 giấc

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 3 - 6 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 - 30 phút

Đón trẻ

80 - 90 phút

Ngủ

20 - 30 phút

Bú mẹ

50 - 60 phút

Chơi - Tập

110 - 120 phút

Ngủ

20 - 30 phút

Bú mẹ

50 - 60 phút

Chơi - Tập

80 - 90 phút

Ngủ

20 - 30 phút

Bú mẹ

50 - 60 phút

Trả trẻ

Trẻ 6 - 12 tháng tuổi

- Bú mẹ và ăn bổ sung 2 - 3 bữa.

- Ngủ: 2 - 3 giấc

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 6 - 12 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 - 30 phút

Đón trẻ

80 - 90 phút

Ngủ

50 - 60 phút

Ăn

50 - 60 phút

Chơi - Tập

20 - 30 phút

Bú mẹ

110 - 120 phút

Ngủ

50 - 60 phút

Ăn

50 - 60 phút

Chơi - Tập

80 - 90 phút

Trẻ bé ngủ/Trẻ lớn chơi/Trả trẻ

2. [8] Trẻ 12 - 24 tháng tuổi

Trẻ 12 - 18 tháng tuổi

- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

- Ngủ: 2 giấc.

Trẻ 18 - 24 tháng tuổi

- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

- Ngủ: 1 giấc trưa.

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 12 - 18 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

20 - 30 phút

Đón trẻ

50 - 60 phút

Chơi - Tập

80 - 90 phút

Ngủ

50 - 60 phút

Ăn chính

50 - 60 phút

Chơi - Tập

20 - 30 phút

Ăn phụ

110 - 120 phút

Ngủ

50 - 60 phút

Ăn chính

80 - 90 phút

Chơi/Trả trẻ

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 18 - 24 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

50 - 60 phút

Đón trẻ

110 - 120 phút

Chơi - Tập

50 - 60 phút

Ăn chính

140 - 150 phút

Ngủ

20 - 30 phút

Ăn phụ

50 - 60 phút

Chơi - Tập

50 - 60 phút

Ăn chính

50 - 60 phút

Chơi/Trả trẻ

3. [9] Trẻ 24 - 36 tháng tuổi

- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.

- Ngủ: 1 giấc trưa.

Chế độ sinh hoạt cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi

Thời gian

Hoạt động

50 - 60 phút

Đón trẻ

110 - 120 phút

Chơi - Tập

50 - 60 phút

Ăn chính

140 - 150 phút

Ngủ

20 - 30 phút

Ăn phụ

50 - 60 phút

Chơi - Tập

50 - 60 phút

Ăn chính

50 - 60 phút

Chơi/Trả trẻ

C. NỘI DUNG

I. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE

1.[10] Tổ chức ăn

- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi

Nhóm tuổi

Chế độ ăn

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ ngày/trẻ (chiếm 60 - 70% nhu cầu cả ngày)

3 - 6 tháng

(179 ngày)

Sữa mẹ

500 - 550Kcal

330 - 350 Kcal

6 - 12 tháng

Sữa mẹ + Bột

600 - 700 Kcal

420 Kcal

12 - 18 tháng

Cháo + Sữa mẹ

930 - 1000 Kcal

600 - 651 Kcal

18 - 24 tháng

Cơm nát + Sữa mẹ

24 - 36 tháng

Cơm thường

- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.

+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:

Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.

Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần

Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.

- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).

- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.

2. Tổ chức ngủ

Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:

- Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút.

- Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút.

- Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.

3. Vệ sinh

- Vệ sinh cá nhân.

- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch nguồn nước và xử lý rác, nước thải.

4. Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Khám sức khỏe định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.

- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.

- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.

II. GIÁO DỤC

1. Giáo dục phát triển thể chất

a) Phát triển vận động

- [11] Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.

- [12] Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu.

- [13] Các cử động bàn tay, ngón tay.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt.

- Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe.

- Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.

NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI

a) Phát triển vận động

Nội dung

3 - 12 tháng tuổi

12 - 24 tháng tuổi

24 - 36 tháng tuổi

3 - 6 tháng tuổi

6 - 12 tháng tuổi

12 - 18 tháng tuổi

18 - 24 tháng tuổi

1. [14] Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp

Tập thụ động:

Tập thụ động:

Tập thụ động:

Hô hấp: tập hít thở.

Hô hấp: tập hít vào, thở ra.

- Tay: co, duỗi tay.

- Tay: co, duỗi, đưa lên cao, bắt chéo tay trước ngực.

- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang.

- Tay: giơ cao, đưa phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau.

- Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.

- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên.

- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên.

- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.

- Chân: co duỗi chân.

- Chân: co duỗi chân, nâng 2 chân duỗi thẳng.

- Chân: ngồi, chân dang sang 2 bên, nhấc cao từng chân, nhấc cao 2 chân..

- Chân: dang sang 2 bên, ngồi xuống, đứng lên.

- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân.

2. [15] Các vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu

- Tập lẫy.

- Tập trườn.

- Tập trườn, xoay người theo các hướng.

- Tập bò.

- Tập trườn, bò qua vật cản.

- Tập bò, trườn:

+ Bò , trườn tới đích.

+ Bò chui (dưới dây/gậy kê cao).

- Tập bò, trườn:

+ Bò thẳng hướng và có vật trên lưng.

+ Bò chui qua cổng.

+ Bò, trườn qua vật cản.

Tập ngồi.

Tập đứng, đi.

- Tập đi.

- Ngồi lăn, tung bóng.

- Tập đi, chạy:

+ Đi theo hướng thẳng .

+ Đi trong đường hẹp.

+ Đi bước qua vật cản.

- Tập đi, chạy:

+ Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp.

+ Đi có mang vật trên tay.

+ Chạy theo hướng thẳng.

+ Đứng co 1 chân.

- Tập bước lên, xuống bậc thang.

- Tập tung, ném:

+ Ngồi lăn bóng.

+ Đứng ném, tung bóng.

- Tập nhún bật :

+ Bật tại chỗ.

+ Bật qua vạch kẻ.

- Tập tung, ném, bắt :

+ Tung - bắt bóng cùng cô.

+ Ném bóng về phía trước.

+ Ném bóng vào đích.

3. [16] Các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay - mắt

- Xòe và nắm bàn tay.

- Cầm, nắm, lắc đồ vật, đồ chơi.

- Vẫy tay, cử động các ngón tay.

- Cầm, nắm lắc, đập đồ vật.

- Cầm bỏ vào, lấy ra, buông thả, nhặt đồ vật.

- Chuyển vật từ tay này sang tay kia.

- Xoay bàn tay và cử động các ngón tay.

- Gõ, đập, cầm, bóp đồ vật.

- Đóng mở nắp không ren.

- Tháo lắp, lồng hộp.

- Xếp chồng 2 - 3 khối.

- Co, duỗi ngón tay, đan ngón tay.

- Cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật.

- Đóng mở nắp có ren.

- Tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông.

- Xếp chồng 4 - 5 khối.

- Vạch các nét nguệch ngoạc bằng ngón tay.

- Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.

- Đóng cọc bàn gỗ.

- Nhón nhặt đồ vật.

- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.

- Chắp ghép hình.

- Chồng, xếp 6 - 8 khối.

- Tập cầm bút tô, vẽ.

- Lật mở trang sách.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

Nội dung

3 - 12 tháng tuổi

12 - 24 tháng tuổi

24 - 36 tháng tuổi

3 - 6 tháng tuổi

6 - 12 tháng tuổi

12 - 18 tháng tuổi

18 - 24 tháng tuổi

1. Tập luyện nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt

- Tập uống bằng thìa.

- Làm quen chế độ ăn bột nấu với các loại thực phẩm khác nhau.

- Làm quen chế độ ăn cháo nấu với các thực phẩm khác nhau.

- Làm quen với chế độ ăn cơm nát và các loại thức ăn khác nhau.

- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.

- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.

- Làm quen chế độ ngủ 3 giấc.

- Làm quen chế độ ngủ 2 giấc.

- Làm quen chế độ ngủ 1 giấc.

- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa.

- Tập một số thói quen vệ sinh tốt:

+ Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

+ “Gọi" cô khi bị ướt, bị bẩn.

- Luyện một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín; rửa tay trước khi ăn; lau mặt, lau miệng, uống nước sau khi ăn; vứt rác đúng nơi quy định.

2. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe

- Tập tự xúc ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc.

- Tập ngồi vào bàn ăn.

- Tập thể hiện khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

- Tập tự phục vụ:

+ Xúc cơm , uống nước.

+ Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.

+ Chuẩn bị chỗ ngủ.

- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.

Tập ngồi bô khi đi vệ sinh.

- Tập ra ngồi bô khi có nhu cầu vệ sinh.

- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Làm quen với rửa tay, lau mặt.

- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau mặt.

3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn

- Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần.

- Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

2. Giáo dục phát triển nhận thức

a) Luyện tập và phối hợp các giác quan

Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

b) Nhận biết

- [17] Một số bộ phận cơ thể của con người.

- [18] Một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc với trẻ.

- [19] Một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.

- Một số màu cơ bản[20], kích thước[21], hình dạng[22], số lượng[23], vị trí trong không gian[24] so với bản thân trẻ.

- Bản thân và những người gần gũi.

NỘI DUNG GIÁO DỤC THEO ĐỘ TUỔI

Nội dung

3 - 12 tháng tuổi

12 - 24 tháng tuổi

24 - 36 tháng tuổi

1. Luyện tập và phối hợp các giác quan:

Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác

- Nhìn theo người/vật chuyển động có khoảng cách gần với trẻ.

- Nhìn các đồ vật, tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ.

- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh có khoảng cách gần với trẻ.

- Tìm đồ chơi vừa mới cất giấu.

- Nghe âm thanh và tìm nơi phát ra âm thanh.

- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.

- Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.

- Sờ nắn, nhìn, ngửi... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.

- Sờ, lắc đồ chơi và nghe âm thanh.

- Sờ nắn, lắc, gõ đồ chơi và nghe âm thanh.

- Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gần gũi[25].

- Nếm vị của một số quả, thức ăn[26].

- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.

- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua) [27].

2. Nhận biết:

- Một số bộ phận của cơ thể con người

- Một số đồ dùng, đồ chơi.

- Tên một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng.

- Tên một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.

- Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.

-

- Tên đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Tên, đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

- Một số phương tiện giao thông quen thuộc

- Một số con vật, hoa, quả quen thuộc

- Tên của phương tiện giao thông gần gũi.

- Tên, đặc điểm nổi bật và công dụng của phương tiện giao thông gần gũi.

-

- Tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật, quả quen thuộc.

- Tên và một số đặc điểm nổi bật của con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.

- Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian

- Màu đỏ, xanh.

- Kích thước to - nhỏ.

- Màu đỏ, vàng, xanh.

- Kích thước to - nhỏ.

- Hình tròn, hình vuông.

- Vị trí trong không gian (trên - dưới, trước - sau) so với bản thân trẻ.

- Số lượng một - nhiều.

- Bản thân, người gần gũi

- Tên của bản thân.

- Tên của bản thân.

- Hình ảnh của bản thân trong gương.

- Đồ chơi, đồ dùng của bản thân.

- Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.

- Đồ dùng, đồ chơi của bản thân và của nhóm/lớp.

- Tên của một số người thân gần gũi trong gia đình, nhóm lớp.

- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.

- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/lớp.

................

Chi tiết chương trình giáo dục mầm non mời các bạn xem trên file PDF hoặc file Tải về.

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

Chương trình giáo dục mầm non mới nhất 2024
Chọn file tải về :
Thuộc tính văn bản
Cơ quan ban hành:Bộ giáo dục và đào tạoNgười ký:Ngô Thị Minh
Số hiệu:01/VBHN-BGDĐTLĩnh vực:Giáo dục
Ngày ban hành:13/04/2021Ngày hiệu lực:Đang cập nhật
Loại văn bản:Văn bản hợp nhấtNgày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đánh giá bài viết
21 80.221
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm