Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT Sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT
Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non
Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Chương trình giáo dục mầm non tại Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, với các sửa đổi về Chương trình giáo dục nhà trẻ, Chương trình giáo dục mẫu giáo và Hướng dẫn thực hiện chương trình. Mời các bạn tham khảo.
- Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT Giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn
- Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về chế độ với nhân viên nấu ăn trong trường mầm non công lập
- Tiêu chuẩn quy mô, tiêu chuẩn của trường mầm non
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2016/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 17/2009/TT-BGDĐT NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Theo Biên bản họp thẩm định ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng quốc gia thẩm định một số nội dung sửa đổi, bổ sung Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ tư tiểu mục IV mục A như sau:
“- Thích nghe hát, hát và vận động theo nhạc; thích vẽ, xé dán, xếp hình; thích nghe đọc thơ, kể chuyện...”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3 tiểu mục II mục B như sau:
“1. Trẻ 3 - 12 tháng tuổi
Trẻ 3 - 6 tháng tuổi
- Bú mẹ.
- Ngủ: 3 giấc.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 3 - 6 tháng TUỔI
Thời gian | Hoạt động |
20 - 30 phút | Đón trẻ |
80 - 90 phút | Ngủ |
20 - 30 phút | Bú mẹ |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
110 - 120 phút | Ngủ |
20 - 30 phút | Bú mẹ |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
80 - 90 phút | Ngủ |
20 - 30 phút | Bú mẹ |
50 - 60 phút | Trả trẻ |
Trẻ 6 - 12 tháng tuổi
- Bú mẹ và ăn bổ sung 2 - 3 bữa.
- Ngủ: 2 - 3 giấc.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 6 - 12 THÁNG TUỔI
Thời gian | Hoạt động |
20 - 30 phút | Đón trẻ |
80 - 90 phút | Ngủ |
50 - 60 phút | Ăn |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
20 - 30 phút | Bú mẹ |
110 - 120 phút | Ngủ |
50 - 60 phút | Ăn |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
80 - 90 phút | Trẻ bé ngủ/Trẻ lớn chơi/Trả trẻ |
2. Trẻ 12 - 24 tháng tuổi
Trẻ 12 - 18 tháng tuổi
- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
- Ngủ: 2 giấc.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 12 - 18 THÁNG TUỔI
Thời gian | Hoạt động |
20 - 30 phút | Đón trẻ |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
80 - 90 phút | Ngủ |
50 - 60 phú | Ăn chính |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
20 - 30 phút | Ăn phụ |
110 - 120 phút | Ngủ |
50 - 60 phút | Ăn chính |
80 - 90 phút | Chơi/trả trẻ |
Trẻ 18 - 24 tháng tuổi
- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
- Ngủ: 1 giấc trưa.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 18 - 24 THÁNG TUỔI
Thời gian | Hoạt động |
50 - 60 phút | Đón trẻ |
110 -120 phút | Chơi - Tập |
50 - 60 phút | Ăn chính |
140 - 150 phút | Ngủ |
20 - 30 phút | Ăn phụ |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
50 - 60 phút | Ăn chính |
50 - 60 phút | Chơi/Trả trẻ |
3. Trẻ 24 - 36 tháng tuổi
- Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ.
- Ngủ: 1 giấc trưa.
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI
Thời gian | Hoạt động |
50 - 60 phút | Đón trẻ |
110 - 120 phút | Chơi - Tập |
50 - 60 phút | Ăn chính |
140 - 150 phút | Ngủ |
20 - 30 phút | Ăn phụ |
50 - 60 phút | Chơi - Tập |
50 - 60 phút | Ăn chính |
50 - 60 phút | Chơi/Trả trẻ |
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 tiểu mục I mục C như sau:
“1. Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi.
Nhóm tuổi | Chế độ ăn | Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ | Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở giáo dục mầm non/ngày/trẻ (chiếm 60 - 70% nhu cầu cả ngày) |
3 - 6 tháng (179 ngày) | Sữa mẹ | 500 - 550 Kcal | 330 - 350 Kcal |
6 - 12 tháng | Sữa mẹ + Bột | 600 - 700 Kcal | 420 Kcal |
12 - 18 tháng | Cháo + Sữa mẹ | 930 - 1000 Kcal | 600 - 651 Kcal |
18 - 24 tháng | Cơm nát + Sữa mẹ | ||
24 - 36 tháng | Cơm thường |
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.”;
d) Bổ sung một nội dung gạch đầu dòng thứ tư, nội dung gạch đầu dòng thứ năm vào cột 12 - 24 tháng tuổi và một nội dung gạch đầu dòng thứ năm vào cột 24 -36 tháng tuổi thuộc nội dung “Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác” trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại điểm b khoản 2 tiểu mục II mục C như sau:
“12 - 24 tháng tuổi
- Ngửi mùi của một số hoa, quả quen thuộc, gần gũi.
- Nếm vị của một số quả, thức ăn.”
“24 - 36 tháng tuổi
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua).”;
đ) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai tại điểm c khoản 4 tiểu mục II mục C và gạch đầu dòng thứ hai thuộc nội dung “3. Phát triển cảm xúc thẩm mĩ” trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại điểm c khoản 4 tiểu mục II mục C như sau:
“- Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.”;
e)Bổ sung từ “nặn” sau cụm từ “di màu” tại gạch đầu dòng thứ ba ở cột 24-36 tháng tuổi thuộc nội dung “Phát triển cảm xúc thẩm mĩ” trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại điểm c khoản 4 tiểu mục II mục C như sau:
“- Vẽ các đường nét khác nhau, di màu, nặn, xé, vò, xếp hình.”;
g) Bổ sung cụm từ “có tính mở” vào sau cụm từ “linh hoạt” tại gạch đầu dòng thứ tư điểm a khoản 1 tiểu mục IV mục E như sau:
“- Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào các góc chơi, đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.”;
h) Sửa đổi, bổ sung mục G như sau:
“G. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
I - ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
2. Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục.
II - ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo từng giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ theo giai đoạn về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Sử dụng bài tập tình huống.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
- Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi.
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo như sau:
a) Bổ sung một nội dung sau gạch đầu dòng thứ nhất tại tiểu mục I mục A như sau:
“- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ.”;
b) Bổ sung cụm từ “có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp” vào sau cụm từ “Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật” ở gạch đầu dòng thứ ba tại tiểu mục V mục A như sau:
“- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp.”;
c) Sửa đổi, bổ sung thời gian của hoạt động “ngủ” trong bảng Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo tại tiểu mục II mục B như sau:
Thời gian | Hoạt động |
140 -150 phút | Ngủ |
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 tiểu mục I mục C như sau:
“1. Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi:
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1330 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày chiếm 50 - 55% nhu cầu cả ngày: 665 - 676 Kcal.
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 25% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 15% - 25% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45% - 52% năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.”;
đ) Bổ sung một nội dung sau gạch đầu dòng thứ hai ở cột 5 - 6 tuổi nội dung “1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm” trong bảng của điểm b thuộc Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 2 tiểu mục II mục C như sau:
“- Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.”;
e) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ bảy ở cột 3 - 4 tuổi thuộc nội dung “2. Nói” trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 3 tiểu mục II Mục C như sau:
“- Kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe.”;
g) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ tư ở cột 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi thuộc nội dung “2. Một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc (nghe, hát, vận động theo nhạc) và hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)” trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 5 tiểu mục II mục C như sau:
“4-5 tuổi
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.”
“5-6 tuổi
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.”;
h) Bổ sung từ “được” vào sau cụm từ “Sử dụng” ở cột 4 -5 tuổi và 5 - 6 tuổi thuộc Kết quả mong đợi “3. So sánh hai đối tượng” trong bảng tại điểm b tiểu mục II mục D như sau:
“4 – 5 tuổi
Sử dụng được dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả đo và so sánh.”
“5-6 tuổi
Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả.”;
i) Sửa đổi, bổ sung nội dung 1.2 ở cột 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi thuộc Kết quả mong đợi “1. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật (âm nhạc, tạo hình)” trong bảng tại tiểu mục V mục D như sau:
“3-4 tuổi
1.2. Chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc; thích nghe đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe kể câu chuyện.”;
“4-5 tuổi
1.2. Chú ý nghe, thích thú (hát, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.”
“5-6 tuổi
1.2. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát, bản nhạc; thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.”;
k) Bổ sung cụm từ “nội dung” vào sau cụm từ “phù hợp với” thuộc gạch đầu dòng thứ nhất tại điểm a khoản 1 tiểu mục IV mục E như sau:
“- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ đề giáo dục.”;
l) Sửa đổi, bổ sung mục G như sau:
“G - ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp.
I - ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY
1. Mục đích đánh giá
Đánh giá nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày.
2. Nội dung đánh giá
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.
- Kiến thức, kĩ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện, giao tiếp với trẻ.
- Sử dụng tình huống.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Hằng ngày, giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp.
II - ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO GIAI ĐOẠN
1. Mục đích đánh giá
Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ.
3. Phương pháp đánh giá
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện với trẻ.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Sử dụng tình huống hoặc bài tập/trắc nghiệm.
- Trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.
Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ.
4. Thời điểm và căn cứ đánh giá
- Đánh giá cuối giai đoạn dựa vào mục tiêu giáo dục chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi.
- Đánh giá mức độ phát triển thể chất cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Phần bốn, Hướng dẫn thực hiện chương trình như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch năm học, tổ chức thực hiện; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường, khả năng và nhu cầu của trẻ.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng khiếu của trẻ; phát hiện sớm trẻ có khó khăn trong phát triển, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.”
Điều 2. Bãi bỏ và thay đổi từ ngữ
1. Bãi bỏ một số từ, cụm từ tại Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ và tại Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo như sau:
a) Bãi bỏ cụm từ “Thời gian cho từng hoạt động có thể linh hoạt 5 - 10 phút” tại tiểu mục II mục B Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ;
b) Bãi bỏ từ “Tập”, “Tập luyện” ở các đầu dòng thuộc điểm a khoản 1 và tên nội dung 1, 2, 3 trong bảng của điểm a thuộc Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 1 tiểu mục II mục C Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ; ở các đầu dòng thuộc điểm a khoản 1 và tên nội dung 1, 2, 3 trong bảng của điểm a thuộc Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 1 tiểu mục II mục C Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
c) Bãi bỏ cụm từ “tên gọi, chức năng”, “tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng”, “tên gọi và đặc điểm nổi bật của”, “(đỏ, vàng, xanh)”, “(to - nhỏ)”, “(tròn, vuông)”, “(một - nhiều)”, “(trên - dưới, trước - sau)” tại các gạch đầu dòng thuộc điểm b khoản 2 tiểu mục II mục C Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ;
d) Bãi bỏ cụm từ “bằng cử chỉ, lời nói” ở tên nội dung 2 cột Kết quả mong đợi trong bảng tại tiểu mục II mục D Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ;
đ) Bãi bỏ cụm từ “Nhận biết” tại gạch đầu dòng thứ hai ở cột 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi thuộc nội dung “1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm” trong bảng của điểm b thuộc Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 2 tiểu mục II mục C Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
e) Bãi bỏ gạch đầu dòng thứ ba và gạch đầu dòng thứ tư ở cột 5 - 6 tuổi thuộc nội dung “1. Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm” trong bảng của điểm b thuộc Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 2 tiểu mục II mục C Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
g) Bãi bỏ cụm từ “(âm nhạc, tạo hình)” ở tên nội dung 1 và cụm từ “(nghe, hát, vận động theo nhạc)”, “(vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)” ở tên nội dung 2 trong bảng Nội dung giáo dục theo độ tuổi tại khoản 5 tiểu mục II mục C Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
h) Bãi bỏ từ “như:” và các gạch đầu dòng ở cột 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi và 5 - 6 tuổi ở nội dung 3.2 thuộc Kết quả mong đợi “3. Thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau” trong bảng tại điểm a tiểu mục II mục D Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
i) Bãi bỏ cụm từ “(âm nhạc, tạo hình)” ở tên Kết quả mong đợi 1 và cụm từ “(hát, vận động theo nhạc)”, “(vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình)” ở tên Kết quả mong đợi 2 trong bảng tại tiểu mục V mục D Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
k) Bãi bỏ cụm từ “Giáo viên” tại khoản 4 thuộc Phần bốn, Hướng dẫn thực hiện chương trình.
2. Thay đổi từ ngữ một số nội dung tại Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ và tại Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo như sau:
a) Thay đổi cụm từ “tham gia vào các góc chơi” thành cụm từ “tham gia vào hoạt động” tại gạch đầu dòng thứ tư điểm a khoản 1 tiểu mục IV mục E Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ;
b) Thay đổi cụm từ “đóng mở phéc mơ tuya” thành cụm từ “kéo khóa (phéc mơ tuya)” tại gạch đầu dòng thứ 5 nội dung “3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt trong một số hoạt động” ở cột 5-6 tuổi mục Kết quả mong đợi “3. Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt” trong bảng tại điểm a tiểu mục I mục D Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo;
c) Thay đổi từ “nhiều” thành cụm từ “một số” tại nội dung 2.4 ở cột 5 - 6 tuổi mục Kết quả mong đợi “2. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày” trong bảng tại tiểu mục III mục D Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2017
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG |
- Ban Tuyên giáo TƯ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và PTNL; - Kiểm toán nhà nước; - Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp); - UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Công báo; - Như Điều 3 (để thực hiện); - Website Chính phủ; - Website Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN. | Nguyễn Thị Nghĩa |
Thuộc tính văn bản: Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT
Số hiệu | 1412/QĐ-BTP |
Loại văn bản | Thông tư |
Lĩnh vực, ngành | Giáo dục |
Nơi ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Thị Nghĩa |
Ngày ban hành | 30/12/2016 |
Ngày hiệu lực | 15/02/2017 |
Tải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Thị Nghĩa |
Số hiệu: | 28/2016/TT-BGDĐT | Lĩnh vực: | Giáo dục |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2017 |
Loại văn bản: | Thông tư | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
-
Tổng hợp những hành vi giáo viên không được làm
-
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non mới nhất 2024
-
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND về chính sách thu hút giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Công văn 3415/BGDĐT-GDTH 2020 hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học 2020-2021
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học
Thông tư 28/2018/TT-BGDĐT
Công văn 1759/VP-KGVX Hà Nội 2022 tổ chức học bán trú khi học sinh đi học trực tiếp trở lại
Công văn 3755/BGDĐT-GDTX năm 2016 về quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Quyết định số 959/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác