Quy định thu chi quỹ hội phụ huynh học sinh 2025

Quy định chi quỹ hội cha mẹ học sinh 2025. Việc chi quỹ hội phụ huynh học sinh được quy định cụ thể tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh và thầy cô chưa nắm rõ được quy định chi, thu quỹ hội như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo quy định chi quỹ sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh.

Quy định mới nhất về chi quỹ hội cha mẹ học sinh

Hội phụ huynh học sinh hay cha mẹ học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục của con em mình. Bên cạnh việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cha mẹ còn là những cộng tác viên đắc lực của nhà trường. Việc thành lập và tham gia các hoạt động của Quỹ cha mẹ học sinh là một trong những hình thức thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của phụ huynh đối với nhà trường và các em học sinh.

1. Kinh phí hoạt động của hội cha mẹ học sinh

Câu hỏi: Quỹ hội cha, mẹ học sinh có được phép chi cho học sinh không?

Trả lời:

Theo đó, tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:

a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;

b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:

a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Như vậy, nếu bản thân là Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thì chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất các khoản chi tiêu của quỹ tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp trong đó bao gồm các khoản chi học sinh.

2. Quỹ hội cha mẹ học sinh nhà trường để làm gì?

Hội cha, mẹ học sinh cũng là một trong những đại diện quan trọng trong việc giáo dục và chỉ dạy các em học sinh. Hội cha mẹ học sinh cũng có những nhiệm vụ và công việc cụ thể để trợ giúp nhà trường trong công tác giáo dục trẻ. Vậy quỹ hội cha mẹ học sinh để làm gì?

Quỹ hội cha mẹ học sinh nhằm để phục vụ cho những công tác cần thiết của hội theo quy định tại Điều 6 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:

a) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

b) Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh;

c) Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;

d) Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học;

đ) Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

Vậy nên quỹ hội cha mẹ học sinh được quyên góp nhằm đảm bảo những công tác hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức các nhiệm vụ năm học, chủ trương về giáo dục, giúp đỡ học sinh yếu kém. Những công tác này cũng cần những chi phí cần thiết để việc tổ chức hoạt động được suôn sẻ. Ngoài ra một trong những công tác quan trọng cần đến chi phí của hội là công giúp đỡ học sinh nghèo, khuyến khích học sinh giỏi, học sinh khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn. Những công tác này cần có những chi phí để mua quà tặng hoặc giúp đỡ học sinh tập trung vào công việc học tập hơn.

3. Hướng dẫn thu chi quỹ hội cha mẹ học sinh

Như nội dung được đề cập ở mục 1 thì quá trình thu, chi quỹ hội cha mẹ học sinh được diễn ra như sau:

  • Trưởng ban đại diện hội cha mẹ học sinh lớp sẽ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm về dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí cần thiết theo đề nghị của ban đại diện hội cha mẹ học sinh trường và phù hợp với trường hợp từng lớp.
  • Sau đó kế hoạch chi tiêu và đề xuất ủng hộ sẽ được phổ biến với phụ huynh trong lớp và thảo luận đưa ra ý kiến và thống nhất về kế hoạch thu chi.
  • Tiếp đến thì thực hiện công tác ủng hộ và chi tiêu quỹ hội cha mẹ học sinh theo kế hoạch.

Hơn nữa công tác thực hiện thu, chi cần được sự ủng hộ tự nguyện từ các cha mẹ học sinh và các khoản thu chi này được thực hiện vì những công tác trong hội cha mẹ học sinh và không vì mục đích khác. Vì thế trưởng ban hội cha mẹ học sinh cần có sự minh bạch và công khai trong công tác thu chi với phụ huynh học sinh được nắm rõ, quá trình thu chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất của phụ huynh học sinh trong lớp.

4. Mẫu kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh

Kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh do trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện, trong đó có các khoản dự chi quỹ lớp sẽ thực hiện trong năm học, tổng kinh phí chi tiêu trong năm học nhằm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập vào giáo dục học sinh gửi đến nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các phụ huynh khác trong lớp, để các phụ huynh được biết, có sự họp bàn thống nhất mức chi tiêu đã hợp lý hay chưa, việc đóng góp sẽ thực hiện như thế nào...

Dưới đây là một số mẫu kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh năm học 2024 - 2025, nội dung có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thực tế:

4.1. Kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh trường Tiểu học

Các phụ huynh giữ chức vụ quan trọng, thuộc thành phần của Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể tham khảo, sử dụng mẫu kế hoạch thu chi quỹ tại đây để soạn cho mình một mẫu bản kế hoạch phù hợp với nội dung kế hoạch tại lớp học nơi con mình đang theo học.

KẾ HOẠCH
THU - CHI QUỸ CHA MẸ HỌC SINH LỚP.......... NĂM HỌC 2024 - 2025

Căn cứ vào Điều lệ Trường Tiểu học quy định chức năng nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp;

Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của trường TH......................,

Căn cứ vào nội dung thống nhất trong cuộc họp phụ huynh học sinh lớp........;

Được sự nhất trí cho phép của BGH Trường TH.......................... và Ban đại diện cha mẹ học sinh trường Tiểu học ................................;

Lớp ...... xây dựng kế hoạch thực hiện quỹ cha mẹ lớp cho năm học 2024 - 2025 như sau:

I. Mục tiêu:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập vào giáo dục cho học sinh lớp 5D nói riêng và phong trào học tập của Trường TH......................nói chung.

- Phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống của PHHS, qua đó giáo dục tinh thần nhân ái trong học sinh.

- Động viên các em học sinh có thành tích, có kết quả học tập, rèn luyện tốt trong năm học.

II. Hình thức xây dựng quỹ lớp

- Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp vận động xây dựng quỹ lớp theo hình thức ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật của toàn thể PHHS của lớp.

III. Nguyên tắc xây dựng quỹ lớp

Quỹ lớp được vận động thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện dân chủ; công khai minh bạch và có thanh quyết toán đầy đủ.

IV. Đối tượng vận động

- Đối tượng vận động hỗ trợ xây dựng quỹ lớp là các gia đình có con em hiện đang học tại lớp ...... (trừ những gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đinh chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn) và các nhà hảo tâm trong và ngoài nhà trường trên địa bàn thị trấn.

V. Thời gian

Cuộc vận động hỗ trợ cao điểm trong khoảng tháng 10 đến hết tháng 11/20...

VI. Nội dung thực hiện thu chi

1. Dự kiến tài chính thu

Tổng số học sinh: .........

* Tổng nguồn thu khoảng từ ...................đ đến ...................đ.

2. Dự kiến kinh phí chi các hoạt động với mức huy động .................đ như sau:

TT

Nội dung chi

ĐVT Số lượngSố tiềnTổng số tiền
1Mua đồ dùng: Khăn trải bàn + lọ hoa bàn GV, chổi, khăn lau, xô, chậu, ca cốc…
2Phô tô phiếu bài, giấy mời họp PH, thông báo…
3Thăm hỏi, hiếu hỉ
4Động viên khen thưởng HS có thành tích hàng tháng
5Tổ chức trung thu
6Liên hoan sơ kết học kỳ 1
7Chi khác…
8Trích về quỹ CMHS trường 35%
Cộng

Bằng chữ:.................................................................................................................

..............., ngày... tháng... năm.....

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN ĐD CMHS LỚP

(Ký, ghi rõ họ tên)

4.2. Kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh trường THCS

Nội dung kế hoạch thu chi quỹ hội phụ huynh trường Trung học cơ sở mời các bậc cha mẹ học sinh cùng tham khảo hoặc có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang phía dưới đây.

Kế hoạch thu chi quỹ là một phần nằm trong bản kế hoạch tổng thể các hoạt động cần thực hiện trong năm học 2024 - 2025 của lớp.

TRƯỜNG THCS ..............
HỘI CHA MẸ HỌC SINH

Số ......./........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............, ngày.... tháng.... năm 20.....

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NĂM HỌC 2024 - 2025

Căn cứ Thông tư 55 /2011/TT-BGD & ĐT ngày 22/11/2011 của BTBGD &ĐT, về ban hành Điều lệ hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Căn cứ kết quả thực hiện các hoạt động năm học 2023 - 2024 của Ban đại diện cha mẹ học sinh và định hướng kế hoạch công tác dạy và học năm học 2024 - 2025 của trường THCS .............................

Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học 2024 - 2025 như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG:

Tập trung xây dựng và củng cố vững chắc tổ chức Hội CMHS đến từng chi hội của các lớp từ đó đi vào hoạt động thực chất và có hiệu quả.

Tích cực hỗ trợ nhà trường phát triển mạnh mẽ phong trào học tập để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và vận động phong trào học tập ngoài nhà trường từ đó giúp trường phấn đấu duy trì là trường chuẩn quốc gia,

Phấn đấu xây dựng và sử dụng quỹ hội thật hợp lí, vận động sự ủng hộ,giúp đỡ của phụ huynh học sinh nhằm giúp Ban đại diện CMHS chăm lo đời sống và các hoạt động tập thể cho học sinh. Xây dựng nguồn quỹ thích đáng cho việc giúp đỡ các học sinh nghèo vượt khó, các tấm gương điển hình trong phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mục đích

- Việc xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2024 - 2025 của Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường (gọi chung là Ban đại diện cha mẹ học sinh) nhằm giúp cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh xác định phương châm, nhiệm vụ cụ thể và phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường trong việc thực hiện tốt kế hoạch dạy và học năm học 2024 - 2025 đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh phải tuân thủ các quy định của điều lệ hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BTBGD&ĐT

- Các nội dung hoạt động trước khi triển khai, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phải thông qua giáo viên chủ nhiệm. Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường phải thông qua Ban giám hiệu trường THCS ........................

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Củng cố kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Sau ngày khai giảng, tiến hành củng cố, kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp và Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường. Cử trường ban, phó ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trong toàn trường, để đưa hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh đi vào nề nếp theo quyết định của Điều lệ.

Thành phần Ban đại diện CMHS năm học 2024 - 2025 như sau:

TT

Họ và tên

Phụ huynh khối

Chức vụ

1

2

3

4

5

- Tổ chức tốt Hội nghị đại biểu Ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm, bầu chọn các thành viên từ Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tham gia. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường để duy trì hoạt động trường cả năm học, tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch hoạt động của năm học đảm bảo sát kế hoạch với yêu cầu nguyện vọng của Ban đại diện cha mẹ học sinh và tạo điều kiện để trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa thường trực Ban đại diện với lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. Tổ chức họp toàn thể thành viên của Ban đại diện các lớp ít nhất 2 lần/năm học.

2. Triển khai thực hiện một số hoạt động cụ thể.

- Phối hợp với Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt đông giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện CMHS trường.

- Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm giáo dục, bảo vệ học sinh.

- Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương.

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học.

- ...........................

3. Xây dưng, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Căn cứ vào Điều lệ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, việc xây dựng quỹ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được thực hiện như sau

- Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

- Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường: Kinh phí hoạt động trích từ kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ phụ huynh các lớp theo biểu quyết thống nhất của toàn thể các trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 10 Điều lệ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Việc quản lý, sử dụng kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường được biết.

Dự kiến kinh phí hoạt động quỹ CMHS nhà trường như sau

TT

Nội dung các khoản dự kiến chi

Số tiền dự kiến

Ghi chú

1

Tặng quà học sinh hoàn cảnh khó khăn nhân ngày khai giảng

2

Tặng quà cho học sinh nghèo, cận nghèo nhân dịp Trung thu.

3

Thưởng các lớp, cá nhân xuất sắc trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trung thu

4

Phần thưởng cho học sinh giỏi, tiên tiến Học kỳ I Năm học 2024 - 2025

5

Tặng quà học sinh nghèo, cận nghèo nhân dịp tết Âm Lịch

6

Tặng học bổng cho học sinh giỏi cấp Quận, Thành Phố (cấp Quận: ..... học sinh x 500.000đ/hs, cấp Thành phố: ..... học sinh x 1.000.000đ/hs)

7

Phần thưởng cho học sinh giỏi, tiên tiến tổng kết Năm học 2024 - 2025

Tổng cộng

Bằng chữ: .......................................................................................... đồng./.

(Trong quá trình thực hiện, nếu số tiền cao hơn hoặc thấp hơn số tiền dự kiến thì Ban đại diện CMHS sẽ phối hợp cùng với nhà trường điều chỉnh lại mức chi để đảm bảo thu bằng chi trên cơ sở tự nguyện. Nguồn quỹ này đảm bảo được thu chi đúng nguyên tắc, công khai, dân chủ, minh bạch và đúng theo quy định).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Kế hoạch này được biểu quyết thông qua tại các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung đề ra góp phần cùng trường THCS ......................... thực hiện tốt nhiêm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong năm học 2024 - 2025.

HIỆU TRƯỞNG PHỤ TRÁCH

(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

5. Báo cáo thu chi quỹ phụ huynh năm học 2024 - 2025

Người đại diện Hội cha mẹ học sinh sử dụng báo cáo thu chi quỹ để thống kê, tổng hợp cụ thể và chính xác từng khoản tiền đã được sử dụng trong năm học. Mời các bậc phụ huynh cùng sử dụng mẫu bảng báo cáo đơn giản dưới đây do Hoatieu.vn cung cấp hoàn toàn MIỄN PHÍ.

UBND ...............................

TRƯỜNG ...................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THU - CHI HOẠT ĐỘNG HỘI CHA MẸ HỌC SINH

TỪ ......./......./............. - ......./......./.............

STTNỘI DUNG THỰC THUTHỰC CHITỒNGHI CHÚ
A.PHẦN THU..........
- ........................
- ........................
- ........................
- ........................
B.PHẦN CHI..........
- ........................
- ........................
- ........................
- ........................
C.TỒN..........

- Tổng thu: ..................................... đồng

- Chi thực tế: ..................................... đồng

- Tồn thực tế: ..................................... đồng

................., ngày.... tháng.... năm 20.....

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BAN CMHS

(Ký, ghi rõ họ tên)

6. Biên bản họp cha mẹ học sinh về việc thu chi quỹ lớp

Mẫu biên bản được sử dụng để ghi lại quá trình diễn ra cuộc họp cha mẹ học sinh về việc thu chi quỹ lớp, nhằm phục vụ cho các hoạt động trong năm học mới. Mẫu ghi lại các thông tin cần thiết về việc thống nhất xây dựng quỹ cha mẹ học sinh và tổng số tiền cần phải thu.

Mời các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh tham khảo và sử dụng mẫu chuẩn phía dưới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày .....tháng .... năm 20.....

BIÊN BẢN HỌP CHA MẸ HỌC SINH LỚP ......
Về việc xây dựng quỹ cha mẹ học sinh
Năm học 2024 - 2025

I-Thành phần:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp: ……………………………………….…….……

- Phụ huynh học sinh của lớp: Có mặt: …………… vắng: ………..………

-Chủ tọa: - Ông (bà) ………………….. - Trưởng ban đại diện cha mẹ HS

- Thư ký: ……………………… - Phụ huynh học sinh

II-Nội dung:

Căn cứ Thông tư 55/2011/BGD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

Căn cứ dự thảo kế hoạch hoạt động năm học 2024 - 2025 của Ban đại diện cha mẹ học sinh họp ngày ..../..../20..... và Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp họp ngày ..../..../20.....;

Được sự nhất trí của Đảng ủy, HĐND,UBND TT ............. về việc tự nguyện đóng góp để xây dựng quỹ cha mẹ học sinh.

Toàn thể cha mẹ học sinh lớp ....... thống nhất xây dựng quỹ cha mẹ học sinh của lớp năm học 2024 - 2025. Nhằm hỗ trợ các hoạt động của lớp, động viên, khen thưởng học sinh, thăm hỏi khi ốm đau hiếu hỉ…. (Có kế hoạch chi tiết kèm theo) với số tiền là: ..........đ. Trích về quỹ cha mẹ học sinh của trường là:............đ. Tổng kinh phí cần huy động là.............đ

  • Ý kiến của cha mẹ học sinh:

Nhất trí xây dựng quỹ cha mẹ học sinh của lớp và của trường.

Cuộc họp kết thúc lúc 17h00 phút cùng ngày.

Biên bản đã được thông qua biểu quyết nhất trí 100% theo nội dung biên bản.

CHỦ TỌA

(Ký, ghi rõ họ tên)

THƯ KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

7. Ban đại diện cha mẹ học sinh được quyền quy định mức đóng quỹ lớp không?

Theo quy định hiện hành, không có khái niệm hay quy định cụ thể về quỹ lớp, cũng không có quy định bắt buộc học sinh phải nộp quỹ lớp.

Tuy nhiên, trên thực tế phụ huynh vẫn sẽ đóng góp một khoản tiền tự nguyện làm quỹ chung của lớp để chi tiêu cho các công việc chung như khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh khó khăn vượt khó, các hoạt động thực tế do lớp tổ chức...

Còn theo Điều 10 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT có quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:

Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh

1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

a) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

b) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.

2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:

a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;

b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.

3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.

...

=> Như vậy, quỹ lớp hay kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp đều đến từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh hoặc có thể đến từ nguồn tài trợ xã hội hóa hợp pháp khác, giúp các công việc chung của lớp có nguồn kinh phí đảm bảo hơn. Việc thu chi, sử dụng quỹ phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, có báo cáo tài chính công khai rõ ràng trong cuộc họp toàn thể phụ huynh để mọi người cùng biết.

Từ quy định trên cũng cho thấy, Ban đại diện cha mẹ học sinh không có quyền tự quyết, quy định mức đóng bình quân quỹ lớp vì bản chất của quỹ lớp dựa trên sự tự nguyện đóng góp của phụ huynh học sinh cả lớp, đóng bao nhiêu tùy mỗi người. Hoặc toàn thể cha mẹ học sinh có thể họp bàn để đưa ra mức đóng bình quân hợp lý, được sự đồng thuận của tất cả mọi người và phù hợp với điều kiện kinh tế của mình.

Ví dụ : Thực tế có trường hợp ban đại diện cha mẹ học sinh ở một lớp thuộc trường tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu phụ huynh đóng quỹ lớp học kì 1 mỗi bạn 8 triệu đồng/kỳ. Theo ban đại diện cha mẹ học sinh, đây là mức đóng góp hợp lý để chi tiêu mua phần thưởng tặng học sinh các dịp đặc biệt, tổ chức sự kiện ngoại khóa, tặng hoa, quà cho giáo viên dịp lễ, Tết... => Tuy nhiên, ban đại diện cha mẹ học sinh này đã làm không đúng theo quyền hạn của mình. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép quy định mức đóng bình quân quỹ lớp.

Trên đây là những phân tích của Hoa Tiêu về vấn đề Quy định chi quỹ hội cha mẹ học sinh. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

Đánh giá bài viết
10 42.621
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm