Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy 2024

Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy gồm những bước nào? Hiện nay có những quy định mới nào về việc xử lý học sinh vi phạm nội quy khi tình trạng học sinh vi phạm nội quy ngày một nhiều? Việc học sinh vi phạm nội quy không còn quá xa lạ, vì độ tuổi chưa có suy nghĩ chín chắn và luôn mong muốn vượt ra ngoài tầm kiểm soát để làm những điều mình thích.

Thông tư xử lý kỷ luật học sinh mới nhất hiện nay là Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT quy định về Điều lệ trường tiểu học (chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2020). Thông tư này đã thay thế và bổ sung cho các thông tư trước đó, mang đến những quy định mới về tổ chức, hoạt động của trường tiểu học, bao gồm cả việc xử lý kỷ luật học sinh.

1. Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy

1.1 Xử lý, giáo dục trước khi đề nghị kỷ luật học sinh

Đối với những HS có hành vi vi phạm “Nội quy học sinh” (đi trễ, trốn học, trốn tiết, không thực hiện đồng phục về, áo, quần, giày, dép, tóc…, không thuộc bài, không làm bài tập):

Lần 1: Giám thị ghi nhận và nhắc nhở HS không được tái phạm.

Lần 2: Giám thị yêu cầu học sinh viết bản tự kiểm điểm, phê bình học sinh và thông báo cho GVCN biết để cùng phối hợp giáo dục.

Lần 3: Giám thị lập biên bản, yêu cầu học sinh viết cam kết đồng thời thông báo cho GVCN biết để mời CMHS vào trường thông báo sự việc và cam kết giáo dục học sinh.

Lần 4: Giám thị lập bảng tổng hợp các vi phạm của học sinh chuyển GVCN để GVCN xử lý học sinh bằng hình thức khiển trách trước lớp; GVCN phải thông báo cho CMHS biết.

Lần 5: Giám thị lập hồ sơ đề nghị hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét hình thức kỷ luật (theo hướng dẫn tại thông tư 08 của Bộ Giáo dục – đào tạo).

*Ghi chú: Xử lý theo số lần vi phạm của học sinh (không chỉ là tái phạm lỗi trước).

Đối với những học sinh có hành vi vi phạm “những điều học sinh không được làm” (theo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học):

  • Học sinh có hành vi gian lận trong các kỳ kiểm tra định kỳ, tập trung (có biên bản do giáo viên coi thi, coi kiểm tra lập) thì GVCN xem xét xếp loại hạnh kiểm cuối học kỳ cao nhất là Trung bình.
  • Học sinh vi phạm những điều “cấm” còn lại thì Giám thị lập biên bản, mời phụ huynh đến trao đổi; đồng thời yêu cầu GVCN phải xét kỷ luật Khiển trách trước lớp.
  • Học sinh đã bị Khiển trách trước lớp mà vẫn vi phạm lần 2 (không chỉ là tái phạm lỗi trước) giám thị phối hợp với GVCN lập hồ sơ gởi Hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét; đồng thời thông báo để CMHS biết.

Riêng những khuyết điểm có tính nghiêm trọng (dù mới vi phạm lần đầu) giám thị lập biên bản, thông báo cho CMHS, phối hợp với GVCN lập hồ sơ đưa ra HĐ kỷ luật nhà trường để xử lý.

Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy 

1.2  Đề nghị triệu tập hội đồng kỷ luật

Các hình thức kỷ luật đối với học sinh:

- Khiển trách trước lớp đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau:

  • Nghỉ học không phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng
  • Không thuộc bài hoặc không làm bài tập từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
  • Đi học trễ từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
  • Nói năng thô tục, đánh bài, hút thuốc lá…
  • Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần
  • Vi phạm nội quy thi ( kiểm tra)
  • Có thái độ thiếu tôn trọng đối với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, bạn bè…
  • Gây mất đoàn kết trong lớp, bao che cho hành vi sai trái của bạn mà không có ý thức đấu tranh hoặc không báo cáo cho nhà trường (GVBM,GVCN,giám thị hoặc BGH….) biết cái sai của bạn

*Lưu ý: GVCN căn cứ mức độ vi phạm của học sinh, khiển trách học sinh trước lớp trong buổi sinh hoạt lớp đầu tuần (ghi lại biên bản sinh hoạt lớp và nộp về phòng QLGD học sinh).

- Khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường

Đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:

  • Tái phạm các khuyết điểm đã từng bị xử lý khiển trách trước lớp.
  • Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần song đã gây nhiều tác hại, ảnh hưởng không tốt đến giáo dục của nhà trường:
  • Ăn cắp sách, bút, tiền bạc, tư trang …của người khác;
  • Gây gỗ đánh nhau với học sinh trong trường và người ngoài trường;
  • Tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm, tuyên truyền và thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan;
  • Nghe nhạc, xem phim ảnh hoặc lưu trữ, truyền bá sách báo có nội dung xấu.

*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật khiển trách trước HĐ kỷ luật nhà trường ở học kì nào thì chỉ được xếp loại hạnh kiểm cao nhất là Trung bình ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ không ghi vào học bạ nhưng được thông báo cho CMHS biết để phối hợp giáo dục.

- Cảnh cáo trước toàn trường

Đối với HS vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:

  • Tái phạm các khuyết điểm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường.
  • Nhiều lần trốn học, trốn đi lao động hoặc quay cóp trong lúc kiểm tra (có tính hệ thống)
  • Mắc khuyết điểm, sai phạm lớn dù chỉ 1 lần và mức độ tác hại thực sự nghiêm trọng:
  • Ăn cắp, cướp giật trong và ngoài nhà trường.
  • Có lời nói và hành động vô lễ với cán bộ, giáo viên, nhân viên.
  • Đánh nhau có tổ chức, gây rối trật tự trị an bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết.

*Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật cảnh cáo ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm YẾU ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ và thông báo cho CMHS biết.

- Tạm dừng việc học tập (đối với học sinh THCS, THPT)

Theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, hình thức kỷ luật cảnh cáo không còn áp dụng với học sinh THCS và THPT

2. Quy định mới về xử phạt học sinh vi phạm

Quy định mới về xử phạt học sinh

2.1 Không áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học đối với học sinh THCS, THPT

Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hình thức kỷ luật đối với học sinh THCS, THPT như sau:

Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác

=> Không áp dụng các hình thức kỷ luật "đuổi học 1 tuần", "đuổi học 01 năm" như trước đây

2.2. Tăng số lần được lưu ban

Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học (trước đây quy định số lần được lưu ban tối đa là 02 lần)

3. Biện pháp xử lý học sinh vi phạm nội quy

Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng 5 biện pháp để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp với từng học sinh. Cụ thể:

  • Khuyên bảo, động viên; nhắc nhở, phê bình riêng đối với học sinh mắc khuyết điểm;
  • Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh để cùng thực hiện kế hoạch giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm.
  • Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý.
  • Yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện, theo nội quy của nhà trường như: Hoàn thành bổ sung nhiệm vụ học tập và rèn luyện có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Viết cảm nhận về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa.

Tìm hiểu tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh. Từ đó, các em trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và rút ra bài học cho bản thân.

Tự khắc phục hậu quả do vi phạm của học sinh gây ra hoặc khắc phục hậu quả với sự giúp đỡ của bạn bè, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh.

  • Các biện pháp giáo dục khác phù hợp với mục đích, nguyên tắc kỉ luật học sinh.

4. Hồ sơ kỷ luật học sinh vi phạm nội quy

4.1. Với hình thức khiển trách trước lớp

  • Học sinh làm bản tường trình, bản tự kiểm điểm.
  • Học sinh đọc bản tự kiểm trước lớp, nghe GVCN phân tích khuyết điểm
  • Hình thức xử lý Khiển trách trước lớp phải được thể hiện rõ trong biên bản sinh hoạt lớp hàng tuần

GVCN tập hợp các biên bản vi phạm từ giám thị và học sinh vi phạm, các bản tường trình, kiểm điểm có liên quan, ghi chép vào sổ chủ nhiệm và lưu vào bộ hồ sơ CN lớp.

4.2. Với hình thức khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên

5. Một số nguyên nhân học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Việc học sinh vi phạm nội quy nhà trường là một vấn đề đáng quan tâm trong giáo dục. Có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh vi phạm nội quy nhà trường, có thể kể đến như:

1. Từ phía học sinh

- Ý thức kỷ luật chưa cao: Một số học sinh chưa hình thành thói quen tuân thủ quy định, thiếu ý thức về tầm quan trọng của kỷ luật.

- Ảnh hưởng từ môi trường: Gia đình, bạn bè, xã hội xung quanh có thể ảnh hưởng đến hành vi của học sinh. Nếu môi trường đó thiếu kỷ luật, học sinh dễ bị lây nhiễm.

- Áp lực học tập: Áp lực học tập quá lớn có thể khiến học sinh căng thẳng, dẫn đến các hành vi tiêu cực như nổi loạn, chống đối.

- Tâm lý lứa tuổi: Ở một số giai đoạn phát triển, học sinh có thể có những hành vi nổi loạn để khẳng định bản thân, gây chú ý.

- Thiếu kỹ năng sống: Học sinh chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống cần thiết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, dẫn đến hành vi sai lệch.

2. Từ phía gia đình

- Cách giáo dục chưa phù hợp: Cách giáo dục quá nghiêm khắc hoặc quá nuông chiều đều có thể dẫn đến việc học sinh vi phạm nội quy.

- Quan hệ gia đình không hòa thuận: Mâu thuẫn trong gia đình, thiếu sự quan tâm của gia đình khiến học sinh cảm thấy cô đơn, bơ vơ và tìm đến những hành vi sai trái để giải tỏa.

- Ví dụ xấu từ người lớn: Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình thường xuyên vi phạm pháp luật hoặc nội quy, trẻ em dễ bắt chước theo.

3. Từ phía nhà trường

- Nội quy chưa rõ ràng, không phù hợp: Nếu nội quy nhà trường quá chung chung, không cụ thể hoặc không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh thì sẽ khó tạo được sự đồng thuận và tuân thủ.

- Công tác giáo dục chưa hiệu quả: Các hoạt động giáo dục về đạo đức, kỷ luật chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

- Mối quan hệ thầy trò chưa tốt: Nếu mối quan hệ giữa thầy và trò không tốt, học sinh sẽ khó lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên.

- Môi trường học tập chưa lành mạnh: Nếu môi trường học tập căng thẳng, cạnh tranh quá khốc liệt, học sinh dễ cảm thấy áp lực và có những hành vi tiêu cực.

4. Từ phía xã hội

- Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông: Các chương trình truyền hình, phim ảnh bạo lực, tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

- Tình trạng bạo lực học đường: Việc chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của bạo lực học đường có thể khiến học sinh trở nên hung hăng, chống đối.

6. Một số câu hỏi liên quan về xử lý học sinh vi phạm nội quy

6.1. Có đình chỉ học với học sinh vi phạm hay không?

Đây là một câu hỏi được nhiều quý phụ huynh quan tâm hiện nay khi lo lắng con em của mình sẽ bị đình chỉ học hay đuổi học khi vi phạm.

Như theo khoản 2 điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:

2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thì không còn hình thức kỷ luật đình chỉ học hay đuổi học mà thay vào đó là hình thức tạm dừng học ở trường có thời hạn theo quy định của Bộ giáo dục.

Hình thức kỷ luật đình chỉ học tập, buộc thôi học được đánh giá là hình thức kỷ luật khá cứng nhắc, hành chính chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh, mục đích của hình thức kỷ luật đó là chấm dứt những hành vi vi phạm trong học đường. Bên cạnh đó còn khiến học sinh bị chỉ trích và bị các bạn kỳ thị vì nêu gương trước toàn trường nhưng lại chưa làm cho học sinh hiểu được cái sai của mình để sửa chữa.

Đình chỉ học tập với quan điểm kỷ luật thật nặng thì có thể chấm dứt những hành vi đó. Tuy nhiên suy nghĩ này là sai lầm vì học sinh còn đang là đứa trẻ cần được dạy dỗ để biết trái, phải và cần được dạy dỗ để nhận thức về những vấn đề mình gây nên. Bởi vì không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau, cùng đều hiểu được những việc trong cuộc sống nên cần có người dạy dỗ, chỉ bảo để nên người.

6.2. Kỷ luật như thế nào với học sinh nhuộm tóc?

Hiện nay việc nhuộm tóc của học sinh đang diễn ra càng phổ biến, nhưng để các em phát triển đúng với lứa tuổi của mình thì một số trường học không cho phép các em nhuộm tóc, cấm nhuộm tóc màu nổi bật. Điều này có nghĩa là học sinh được nhuộm tóc màu nhẹ nhàng phù hợp.

Tuy nhiên nếu như học sinh nhuộm tóc màu nổi bật cần phải kỷ luật hay xử lý như thế nào? Việc kỷ luật hiện nay được quy định với những hình thức kỷ luật như trên nhưng áp dụng cần linh hoạt trong một số tình huống. Việc áp dụng hình thức kỷ luật ở học sinh cần tuỳ thuộc vào ứng xử của giáo viên và học sinh trong trường hợp đó. Để có hình thức kỷ luật thích hợp cần áp dụng từ hình thức nhẹ nhất để khắc phục, nhằm để học sinh nhuộm lại tóc ban đầu, nếu như học sinh không tuân thủ thì áp dụng những hình thức nặng hơn để răn đe.

6.3. Tạm dừng học tập là như thế nào?

Tạm dừng học tập tại trường hiện nay là một biện pháp mới để học sinh vi phạm nhận thức được hành vi của mình. Hình thức này có điểm khoan dung, tiền bộ hơn ở chỗ, khi học sinh tạm dừng học ở trường sẽ được gia đình và nhà trường quan tâm, và trong thời gian đó học sinh vẫn được tham gia các hoạt động giáo dục tại trường, cộng đồng và dân cư,.... Vậy nên bản chất các em chỉ tạm dừng học tập trên lớp học chứ không phải là không được đến trường.

Biện pháp này được coi là nhẹ nhàng, mềm dẻo để dạy bảo con em đi theo hướng đúng đắn. Hơn nữa biện pháp này còn giúp các em được thoải mái, chuẩn bị tâm lý tốt để bắt đầu vào chương trình học mới. Bên cạnh đó thì các em có thể sẽ không tạm dừng việc học không quá 2 tuần vì theo nội quy của trường thì các em sẽ không được nghỉ quá 45 ngày trong một năm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp Quy trình xử lý học sinh vi phạm nội quy. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
13 45.203
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm