Nhà trường được thu những khoản phí nào đầu năm học 2024?

Các khoản phí đầu năm học 2024-2025 nhà trường được phép thu? Trong thời điểm năm học mới bắt đầu, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc về các khoản thu đóng góp tại các trường học. Dưới đây là những khoản phí mà nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh được thu và không được thu. Hoatieu.vn mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo chi tiết.

Việc thu học phí năm học 2024-2025 đã và đang được các cơ sở giáo dục trên cả nước triển khai. Mức thu học phí có thể thay đổi tùy thuộc vào từng cấp học, loại hình trường (công lập, tư thục), và địa phương.

Ngoài mức thu học phí thông thường, sẽ có thêm những khoản phí khác phục vụ cho các hoạt động của trường, lớp học,... đây là khoản tiền mà nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Vậy Nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh được phép thu và không được thu những khoản nào? Mời các bạn theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

1. Cô giáo có được kêu gọi phụ huynh góp tiền hỗ trợ mua thiết bị dạy học không?

⇒ Hiện nay, ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu của học sinh hoặc phụ huynh 8 khoản tiền theo quy định dưới đây.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng không được kêu gọi đóng các khoản tiền trong đó có mua thiết bị dạy học dưới danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh.

Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học những khoản tiền sau:

- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.

- Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:

+ Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;

+ Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;

+ Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

+ Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

+ Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;

+ Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

+ Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

2. Các khoản thu đầu năm học 2024 - 2025 nhà trường được phép thu

Các khoản nhà trường được thu của học sinh trong năm học 2024 - 2025 bao gồm các khoản sau:

STT

Khoản được thu

Nội dung

Cơ sở pháp lý

1

Học phí

- Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.

- Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt

Khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP)

2

Bảo hiểm y tế học sinh

Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên hiện được áp dụng bằng 4,5% mức lương cơ sở

Cụ thể:

Số tiền phải đóng = 4,5% x 2.340.000 đồng x 12 tháng = 1.263.600 đồng/năm.

Trong đó, số tiền học sinh, sinh viên thực đóng là 884.520 đồng/năm do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng

Khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 4, 7, 8, 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

3

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường

- Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường

- Chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm;

Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường

Điều 7 Quy định kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT

4

Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục

Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT

5

Vận động và tiếp nhận tài trợ

- Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

+ Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục;

+ Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

- Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục.

Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT

Lưu ý: Những khoản thu trên cần phải tuân thủ theo nguyên tắc công khai minh bạch, thỏa thuận với cha mẹ học sinh, thu đủ chi. Cũng như nhà trường không được thu các khoản phí không nằm trong danh mục quy định.

Các khoản thu đầu năm học theo quy định 2024

Bên cạnh đó, việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 được quy định cụ thể tại Công văn 2179/BGDĐT-KHTC được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 13/05/2024. Mời các bạn cùng tham khảo cụ thể tại đây:

3. Các khoản nhà trường không được thu của học sinh năm 2024

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì hiện nay có 8 khoản tiền nhà trường tuyệt đối không được thu của học sinh.

Các khoản nhà trường không được thu của học sinh năm 2024

Năm 2012, Bộ GD-ĐT cũng ban hành thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tại thông tư này đặt ra các quy định về tài trợ, cho biếu, quyên góp tiền hỗ trợ nhà trường.

Theo đó, nếu quyên góp tiền cho mục tiêu xã hội hóa, ban đại diện cha mẹ học sinh phải xây dựng bản dự kiến chi, báo cáo về việc chi, sử dụng, hiệu quả của việc hỗ trợ như thế nào.

Ngoài ra, trong hai năm học trở lại đây, nhiều tỉnh thành cũng ban hành các quy định riêng "những khoản được thu, những khoản không được thu" tại các trường ở địa phương.

Trước tình trạng "thu núp bóng tự nguyện" lan tràn với hàng chục khoản thu kỳ lạ như: thu tiền tưới cây, chăm sóc cây, photocopy tài liệu, tiền để xe dưới nhà có mái che, tiền mua sách tham khảo, tiền thuê người dọn vệ sinh...

Hà Nội từng có các quy định "cấm" thu những khoản tiền vô lý được "chỉ mặt đặt tên" kiểu như tiền tưới cây, mua rèm cửa... Quảng Bình từng có những quy định cụ thể như cấm thu tiền hỗ trợ kỳ thi, điện nước vì đây là các khoản tiền đã được ngân sách chi trả, hay cấm thu tiền mua giấy kiểm tra, vở "đồng phục", tiền chụp ảnh lớp, trường...

Nhưng cấm khoản này thì lại có những tên khoản thu mới lạ dưới danh nghĩa tự nguyện. Ví dụ như khi tiền trái tuyến bị cấm thì nhiều trường đẻ ra quỹ "sáng tạo", "khuyến học".

Chưa kể, rất nhiều quy định trong điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh bị vi phạm nhưng không được xử lý như việc chi tiền quà, thưởng cho giáo viên ngày lễ tết, tiền mua sắm thiết bị cơ sở vật chất. Tiền đóng góp vào quỹ cha mẹ học sinh vì thế đội lên cao. Tại Hà Nội trong các năm gần đây, rất nhiều trường đã đóng góp từ 1-3 triệu đồng/người/học kỳ cho quỹ này.

Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 3.543
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm