Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học"

Tải về

Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT - Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học"

Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" bao gồm: công tác chuẩn bị xét Giải thưởng; quy trình đánh giá và xét Giải thưởng; khen thưởng, xử lý vi phạm cho các đại học, trường đại học, học viện trong hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư có hiệu lực ngày 11/08/2016.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2016/TT-BGDĐTHà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học".

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học".

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 8 năm 2016.

Bãi bỏ Quyết định số 3588/QĐ-BGDĐT ngày 11/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thể lệ Giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" dành cho sinh viên trong các trường đại học, học viện.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Văn phòng Chính phủ;
  • Văn phòng Quốc hội;
  • Hội đồng Quốc gia giáo dục;
  • Ban Tuyên giáo TW;
  • Ủy ban VHGD, TN, TNNĐ của QH;
  • Kiểm toán Nhà nước;
  • Bộ Tư pháp (Cục Ktra VBQPPL);
  • Công báo;
  • Website Chính phủ;
  • Website Bộ GDĐT;
  • Như Điều 3 (để thực hiện);
  • Lưu: VT, PC, KHCNMT.
Bùi Văn Ga

QUY CHẾ
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"

(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2016/TT-BGDĐT Ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học" (sau đây gọi tắt là Giải thưởng), bao gồm: công tác chuẩn bị xét Giải thưởng; quy trình đánh giá và xét Giải thưởng; khen thưởng, xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với các đại học, trường đại học, học viện trong hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học).

3. Đối tượng tham gia Giải thưởng là sinh viên đang theo học ở các cơ sở giáo dục đại học tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét Giải thưởng.

Điều 2. Mục đích của Giải thưởng

Giải thưởng được tổ chức hàng năm nhằm:

1. Khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước;

2. Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập hoặc làm việc theo nhóm của sinh viên; hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên; góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học;

3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Điều 3. Yêu cầu đối với đề tài tham gia xét Giải thưởng

Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét Giải thưởng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Được hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá xếp loại xuất sắc;

2. Có tính mới, tính sáng tạo; có giá trị khoa học và thực tiễn, ưu tiên đề tài được triển khai ứng dụng trong thực tiễn hoặc có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước;

3. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học;

4. Chưa được trao bất kỳ một giải thưởng nào cấp Bộ hoặc tương đương cấp Bộ trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ;

5. Luận văn, đồ án tốt nghiệp của sinh viên không được gửi tham gia xét Giải thưởng;

6. Tổng số sinh viên tham gia thực hiện 01 đề tài tối đa không quá 05 người, trong đó phải xác định rõ 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính;

7. Mỗi đề tài chỉ có 01 người tham gia hướng dẫn chính (sau đây gọi tắt là người hướng dẫn).

Điều 4. Các lĩnh vực khoa học và công nghệ của Giải thưởng

Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét Giải thưởng được phân loại theo 06 lĩnh vực khoa học và công nghệ:

1. Khoa học Tự nhiên gồm các chuyên ngành:

a) Toán học và thống kê;

b) Khoa học máy tính và thông tin;

c) Vật lý;

d) Hóa học;

đ) Khoa học trái đất và môi trường;

e) Sinh học;

g) Khoa học tự nhiên khác.

2. Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ gồm các chuyên ngành:

a) Kỹ thuật dân dụng;

b) Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin;

c) Kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy, cơ khí động lực;

d) Kỹ thuật vật liệu và luyện kim;

đ) Kỹ thuật hóa học;

e) Kỹ thuật y học;

g) Kỹ thuật môi trường;

h) Công nghệ sinh học môi trường;

i) Công nghệ sinh học công nghiệp;

k) Công nghệ nano;

l) Kỹ thuật thực phẩm và đồ uống;

m) Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác.

3. Khoa học Y, Dược gồm các chuyên ngành:

a) Y học cơ sở;

b) Y học lâm sàng;

c) Dược học;

d) Công nghệ sinh học trong y học;

đ) Khoa học y, dược khác.

4. Khoa học Nông nghiệp gồm các chuyên ngành:

a) Trồng trọt;

b) Chăn nuôi;

c) Thú y;

d) Lâm nghiệp;

đ) Thủy sản;

e) Công nghệ sinh học nông nghiệp;

g) Khoa học nông nghiệp khác.

5. Khoa học Xã hội gồm các chuyên ngành:

a) Tâm lý học;

b) Kinh tế và kinh doanh;

c) Khoa học giáo dục;

d) Xã hội học;

đ) Pháp luật;

e) Khoa học chính trị;

g) Địa lý kinh tế và xã hội;

h) Thông tin đại chúng và truyền thông;

i) Khoa học xã hội khác.

6. Khoa học Nhân văn gồm các chuyên ngành:

a) Lịch sử và khảo cổ học;

b) Ngôn ngữ học và văn học;

c) Triết học;

d) Đạo đức học và tôn giáo;

đ) Nghệ thuật;

e) Khoa học nhân văn khác.

Điều 5. Số lượng đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng

Số lượng đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng của cơ sở giáo dục đại học được xác định như sau:

1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo sinh viên theo chương trình tiên tiến hoặc chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), hoặc có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 10.000 sinh viên trở lên được gửi tối đa 07 đề tài.

2. Các cơ sở giáo dục đại học không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được gửi tối đa 03 đề tài.

3. Cơ sở giáo dục đại học có đơn vị (khoa, phòng, ban...) được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong năm liền trước của năm tổ chức Giải thưởng được gửi thêm tối đa 03 đề tài.

4. Cơ sở giáo dục đại học có đề tài đạt giải nhất trong năm liền trước của năm tổ chức Giải thưởng thì cứ mỗi giải nhất được gửi thêm 01 đề tài.

Điều 6. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học được dùng để chi các nội dung sau:

a) Lựa chọn đề tài tham gia xét Giải thưởng ở cơ sở giáo dục đại học;

b) Hỗ trợ sinh viên và người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài tham gia xét Giải thưởng;

c) Đánh giá và xét giải vòng sơ khảo;

d) Hỗ trợ chi phí đi lại và ăn ở cho sinh viên, cán bộ tham dự phiên họp hội đồng vòng chung khảo; sinh viên đạt giải và người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài đạt giải nhất tham dự lễ trao Giải thưởng.

2. Kinh phí từ nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục đại học được dùng để chi tiền thưởng hàng năm cho sinh viên và người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài đạt Giải thưởng.

3. Kinh phí từ ngân sách nhà nước (nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ) và kinh phí tài trợ hợp pháp khác (nếu có) được dùng để chi các nội dung sau:

a) Đánh giá và xét giải vòng chung khảo;

b) Hoạt động của Ban Chỉ đạo Giải thưởng;

c) Tổ chức lễ trao Giải thưởng.

4. Định mức chi cụ thể để thực hiện các nội dung chi từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định hiện hành. Đối với các nội dung chi từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở đó quyết định và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở

Đánh giá bài viết
1 423
Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT Quy chế xét tặng Giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học"
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm