Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra ngành khoa học, công nghệ

Thông tư 24/2015/TT-BKHCN quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra ngành khoa học, công nghệ

Thông tư 24/2015/TT-BKHCN về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ quy định tiêu chuẩn, bổ nhiệm, công nhận thanh tra viên, cộng tác viên; thẻ, trang phục thanh tra viên ngành KHCN;... được ban hành ngày 16/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 15/01/2016.

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV về bổ nhiệm, xếp lương viên chức ngành khoa học và công nghệ

Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV-BTC hướng dẫn trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ

Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành khoa học

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2015/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011;

Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị định số 213/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành khoa học và công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với công chức thanh tra chuyên ngành; Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, công nhận thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ; quản lý, sử dụng thẻ và trang phục đối với thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành; trách nhiệm quản lý thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan thanh tra nhà nước ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ; các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có công chức, viên chức được trưng tập làm cộng tác viên thanh tra và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong hoạt động thanh tra.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Thanh tra viên ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là thanh tra viên) là công chức của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) được bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh Sở.

2. Công chức thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là công chức thanh tra chuyên ngành) là công chức làm việc trong các cơ quan: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (sau đây gọi tắt là Tổng cục, Cục), được Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng, Cục trưởng) giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ và được công nhận theo quy định của Thông tư này.

3. Cộng tác viên thanh tra ngành khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là cộng tác viên thanh tra) là công chức, viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh tra khoa học và công nghệ, được Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Cục và Chánh Thanh tra Sở trưng tập tham gia Đoàn thanh tra. Cộng tác viên thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 47 và Điều 54 của Luật Thanh tra.

Chương II

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÔNG NHẬN THANH TRA VIÊN, CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA

Mục 1. THANH TRA VIÊN

Điều 4. Tiêu chuẩn thanh tra viên

Thanh tra viên phải đảm bảo tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây gọi là Nghị định số 97/2011/NĐ-CP).

Điều 5. Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp

Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP.

Mục 2. CÔNG CHỨC THANH TRA CHUYÊN NGÀNH

Điều 6. Tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành

Công chức thanh tra chuyên ngành phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các tiêu chuẩn cụ thể sau:

1. Nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Tổng cục) hoặc an toàn bức xạ và hạt nhân (đối với công chức thanh tra chuyên ngành của Cục);

2. Có ít nhất 02 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự);

3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thanh tra được phân công thực hiện;

4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.

Điều 7. Thẩm quyền, thủ tục công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành

1. Tổng cục trưởng, Cục trưởng có thẩm quyền công nhận, thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.

Vụ Pháp chế - Thanh tra của Tổng cục, Thanh tra Cục (sau đây gọi chung là bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành) tiến hành rà soát, lựa chọn công chức đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này lập hồ sơ để trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng xem xét, lựa chọn và quyết định công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.

Trường hợp công chức thanh tra chuyên ngành thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này, bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành trình Tổng cục trưởng, Cục trưởng quyết định thôi công nhận công chức thanh tra chuyên ngành.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận công chức thanh tra chuyên ngành gồm:

a) Văn bản đề nghị công nhận công chức thanh tra chuyên ngành của bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành;

b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành mẫu biểu hồ sơ quản lý cán bộ, công chức có xác nhận của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý, sử dụng công chức;

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp tiêu chuẩn công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định của Thông tư này.

Đánh giá bài viết
1 181
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi